Sản phẩm khác

In lưới thủ công là gì? Những đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới hiện nay

In lưới là một trong những kỹ thuật in ấn được sử dụng rất phổ biến nhất hiện nay. Kỹ thuật in lưới còn có tên gọi thông dụng khác là in lụa, do giới thợ in đặt ra bởi vì lưới sử dụng để làm khung in bằng tơ lụa. Sau này, lưới lụa dần được thay thế bằng các vật liệu khác như vải sợi nhân tạo, lưới kim loại… Nếu như bạn đang thắc mắc tự hỏi rằng in lưới thủ công là gì? In khung là gì? Ưu nhược điểm của nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Công nghệ in lưới thủ công là gì?

In lưới thủ công là gì? In lưới là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới đã được bịt kín bằng hóa chất.

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật in lưới người ta sử dụng một khung gỗ sau đó căng một tấm lụa mỏng như khung thêu. Nên trước phương pháp này còn được gọi là in lụa, sau này đã có một số vật liệu khác có thể thay thế như vải bông, vải sợi, lưới kim loại nên cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.

in luoi thu cong
in luoi thu cong

Nguyên lý hoạt động:

Như chúng ta đã biết, bất kể một phương pháp kỹ thuật nào cũng sẽ có những nguyên lý hoạt động riêng. Kỹ thuật in lụa cũng không ngoại lệ. Nguyên lý hoạt động của in lụa dựa trên sự thẩm thấu mực.

Khi mực được đưa vào khung in thì sẽ được thông qua bộ phận xử lý là một lưỡi dao cao su. Qua áp lực của dao gạt sẽ tác động lên một phần mực in để mực được thấm qua lưới và in lên vật liệu. Tuy nhiên, để vật liệu được in lên có hình ảnh và kiểu dáng như mong muốn thì bạn cần phải chuẩn bị những vật liệu này từ trước đó.

Hầu hết những nhà máy kinh doanh, sản xuất vật liệu như vải, mặt đồng hồ hay các sản phẩm được làm từ kim loại,… đều sử dụng kỹ thuật in lụa. Tuy nhiên, với công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì phương pháp in lụa thủ công dần được thay thế bằng máy móc.

In khung là gì?

In khung là kỹ thuật in được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất công nghiệp, nó được sử dụng để in hình, logo, nhãn hiệu, hướng dẫn sử dụng… lên sản phẩm. Sở dĩ nó được gọi là in khung vì trong quá trình chuẩn bị in, người ta phải sử dụng khung in bằng gỗ, nhôm và căng lên một lớp lụa trên khung. Hình khung in lụa là hình chữ nhật, hình vuông và có những đặc điểm sau đây:

Chất liệu làm khung in: Hiện nay chủ yêu được làm bằng nhôm, gỗ, nhựa, sắt nhẹ… Nhưng trên thị trường chủ yếu sử dụng 2 loại vật liệu là: khung nhôm và khung gỗ.

Hình dáng khung in: Trên thực tế thì có rất nhiều loại khung in lụa như: Khung in hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ nhật 2 ngăn, hình cong… Nhưng loại khung sử dụng phổ biến nhất là khung in hình chữ nhật, bởi vì dễ sử dụng và sản xuất.

Thiết diện khung: Thiết diện khung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn khung, cạnh khung được làm bằng các thành gỗ hoặc nhôm hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Độ vênh của khung: Khi mua khung bạn nhớ kiểm tra đội vênh của khung bằng cách để lên mặt phẳng xem có đều không nhé. Thường thì khung nhôm ít bị vênh hơn khung gỗ.

Lưới in lụa là gì?

Lưới in lụa được làm chủ yếu bằng sợi hóa học bởi vì độ bền cao, dễ sử dụng. Việc lựa chọn mắc lưới khi in đóng vai trò quyết định đến chất lượng hình in, ảnh hưởng đến độ mịn, sắc nét của hình in. Những thông số quan trọng khi chọn lưới in lụa là độ mịn của lưới, ký hiệu là “T(chỉ số) hoặc N(chỉ số)” và tỉ lệ đường kính của sợi và độ rộng của mắt lưới.

– Ví dụ: Lưới T50 hay N50 có nghĩa là có 50 sợi/cm và 2000 lỗ/cm2. Khi in mực nước trên giấy thì ngườ ta dùng lưới cỡ từ: T90-T140. Khi in trên vải thì sử dụng lưới T30-T100. In trên bao bì thì dùng lưới T120-T180.

Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới thủ công hiện nay

Ngày nay, khuôn in dành cho in lưới được thao tác trên máy tính sau đó in trên giấy decal hoặc in dưới dạng film âm hoặc dương bản tùy theo mục đích sử dụng.

Ngoài khung lưới, một dụng cụ không thể thiếu khi thực hiện công nghệ in lưới này là một tấm vật liệu không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”. Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in.

Quá trình thực hiện in có thể thủ công hoặc bằng máy nhưng cho dù làm theo phương pháp nào thì yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in.

Quy trình in lưới là gì?

Phương pháp in lưới được áp dụng trên rất nhiều vật liệu khác nhau như: Giấy, vải, bao bì, gỗ, kim loại… Nhưng nhìn chung thì đều tuân theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bản in: bản in được làm bằng gỗ hoặc nhôm, được bọc lưới một mặt phơi khô. Tiếp theo đó là phim dùng để chụp bản, keo chụp bản và bột bắt sáng.

Bước 2: Chụp bản(chuyển hình ảnh cần in lên khung): Để chụp bản in, người ta tiến hành pha keo chụp bản với một ít bột bắt sáng, tiến hành phủ một lớp mỏng lên lưới in và sấy khô trong điều kiện ánh sáng yếu. Sau đó dáng tấm phim(giấy scan hoặc phim nhựa) dùng để chụp bản lên khung lưới và đặt lên bàn chụp có đèn sáng mạnh bên dưới trong 2-3 phút, sau đó xịt nhẹ qua vòi nước.

Bước 3: Pha mực: Mực in lụa thủ công, được thợ pha hoàn toàn bằng tay, chất liệu pha mực phải phù hợp với từng chất liệu được in.

Bước 4: Canh tay kê và in lên sản phẩm: Sau khi đã có bản in và mực in rồi, người ta sẽ tiến hành canh tay kê để định vị khung in và tiến hành in lên sản phẩm. Độ đẹp và chuẩn xác của hình in phụ thuộc vào chất liệu mực in và kỹ thuật in của thợ in.

Bước 5: Tẩy bản: Sau khi in xong, thợ in sẽ tiến hành rửa bản in sạch sẽ, để chuẩn bị cho lần in sau.

Ưu, nhược điểm của quá trình in lưới thủ công

Ưu điểm

In trên nhiều chất liệu: Không giống như kỹ thuật in kỹ thuật số, in lưới cho phép in trên mọi chất liệu. Từ những vật liệu có bề mặt nhẵn, cho đến thô ráp; từ những vật liệu cứng và bền bỉ, cho đến các vật liệu mỏng, nhẹ và dẻo như cao su, vải… In lụa còn có thể áp dụng tốt trên các vật liệu có khả năng thay đổi liên tục về mặt hình dạng như vải, nilon…

In được nhiều hình dạng, kích thước: Kỹ thuật in lụa không giới hạn độ dày hay hình dạng của vật thể. Bạn có thể in được những vật liệu mỏng như tờ giấy cho đến dày như khối kim loại hay bức tường. In lụa cũng có thể thực hiện trên vật liệu có hình dạng khác nhau, như tròn, cong, hay vô định hình.

Khuôn in dùng cho nhiều loại vật liệu: Đối với kỹ thuật in lụa người ta có thể tạo ra 1 khuôn in và áp dụng cho nhiều loại vật thể khác nhau. Tức là bạn chỉ cần 1 khuôn in bạn có thể tiến hành in trên cả giấy, cốc chén, thiết bị, giỏ xách… Bạn cũng có thể sử dụng khuôn in này nhiều lần chỉ cần chất liệu làm khuôn đủ tốt và xử dụng đúng cách.

In được nhiều màu: Không giống với các kỹ thuật in khuôn khác, với in lụa bạn có thể sử dụng cùng một khuôn in để in ra nhiều màu. Quan trọng là bạn sử dụng loại mực nào cho quá trình in của mình mà thôi.

Nhược điểm

In lưới thủ công cũng tồn tại rất nhiều vấn đề trong đó phải kể đến là tốc độ in. Người ta không thể tạo ra hàng nghìn file in trong thời gian ngắn trong thời gian này. In lụa truyền thống phụ thuộc nhiều vào tay nghề của người in, và kỹ thuật làm khuôn in. Chất lượng in cũng rất có thể không đạt được tính đồng nhất như các công nghệ in khác.

in luoi thu cong
in luoi thu cong

Từ khóa:

  • In lưới thủ công
  • Máy in lưới thủ công
  • Kỹ thuật in lưới
  • In lưới là gì
  • In lưới tại Hà Nội
  • In lưới trên giấy
  • Phương pháp in lụa
  • Công nghệ in lưới trên vải

Nội dung liên quan:

Back to top button