Bao bì thủy tinh và những điều bạn cần biết về chúng
Ngoài việc giúp bảo quản sản phẩm, bao bì thủy tinh còn giúp quảng bá sản phẩm, thương hiệu một cách vô cùng hiệu quả. Thế nhưng bạn có biết đặc tính hay các tính chất của nó như thế nào không? Bao bì thủy tinh đựng rượu đẳng cấp sẽ tôn lên giá trị của loại đồ uống có cồn xa xỉ này. Có thể thấy hiện nay sự xuất hiện các sản phẩm bao bì bằng thủy tinh ở khắp mọi lĩnh vực. Tiêu biểu là ngành thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.
Giới thiệu về bao bì thủy tinh
Bao bì được làm từ thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh được biết đến rộng rãi là cát silicat ( cát thạch anh), loại cát này phải sạch và không được lẫn tạp chất. Thủy tinh là một chất liệu vô cùng cao cấp bởi các đặc tính của chúng, giúp nó trở thành một chất liệu với hình ảnh và chất lượng cao.
Thủy tinh có lịch sử hàng ngàn thế kỷ, và được xem là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất hiện nay. Điều này giúp nó trở thành bao bì của các loại rượu hảo hạng hay các loại nước ép hoa quả tuyệt hảo.
Sự hình thành và phát triển của bao bì thủy tinh
Vào khoảng 2000 năm trước công nguyên, thủy tinh được phát hiện ở Ai Cập lần đầu tiên, khi đó chất liệu này được sử dụng như một loại men màu cho nghề gốm sứ và một số loại mặt hàng khác.
Trong thời kỳ đế chế La Mã, rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu ở dạng bình và lọ. Khi đó thủy tinh có màu xanh lá cây bởi tạp chất sắt có trong thành phần của chúng.
Ở thế kỷ 7 và thế kỷ 8 thủy tinh được tìm thấy tại đảo Torcello. Khoảng năm 1000 sau Công Nguyên, công nghệ sản xuất thủy tinh đã có bước đột phá vô cùng lớn khi thủy tinh soda được thay thế bằng các loại thủy tinh làm từ các nguyên liệu có sẵn như bồ tạt thu từ gỗ.
Tại Đức từ thế kỷ 11, phương pháp chế tạo thủy tinh tấm được ra đời. Kỹ thuật này sau đó được hoàn thiện ở thế kỷ 13 tại Venice.
Đến thế kỷ 12, thủy tinh đốm đã không còn được sử dụng rộng rãi như trước đây. Đến thế kỷ 19, ngành sản xuất thủy tinh đã rất phát triển nhờ các thí nghiệm được kiểm soát có hệ thống giúp tìm ra những thành phần cũng như cách phối liệu.
Thế kỷ 20 đánh dấu sự phát triển vượt bật của ngành thủy tinh với sự ra đời của thủy tinh Jena hay thuỷ tinh Pirec, với nhiều ưu điểm vượt trội để dùng làm nguyên liệu chế tạo các dụng cụ thí nghiệm.
Ngày nay có thể dễ dàng bắt gặp ứng dụng của bao bì thủy tinh trong thực phẩm như các hũ đựng gia vị, các chai lọ đựng nước, đựng sữa, hộp đựng thức ăn bằng thủy tinh…
Đặc tính chung của bao bì thủy tinh
Khi được gia nhiệt, thủy tinh trở nên mềm và linh động hơn. Lúc này thủy tinh có thể chảy thành giọt hoặc thành dòng, độ nhớt của chúng càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng cao.
Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, đặc biệt tính chất ban đầu của chúng vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình.
Tính đẳng hướng: Cấu trúc của từng thủy tinh trong một khối thủy tinh được xem là giống như nhau.
Tìm hiểu về bao bì thủy tinh silicat
Một số ưu điểm của thủy tinh silicat phải kể đến như:
- Có nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú
- Có khả năng chịu được áp suất gây ra ở bên trong
- Bảo quản tốt thực phẩm bên trong thủy tinh
- Tái sử dụng dễ dàng mà không gây ô nhiễm cho môi trường
- Có thể tái sử dụng nhiều lần nhưng phải có chế độ rửa theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
- Trong suốt giúp bạn có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong dễ dàng
- Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm hay axit.
Nhược điểm của thủy tinh silicat:
- Loại thủy tinh này dẫn nhiệt rất kém
- Có thể bị vỡ nếu bị va chạm cơ học, hay bởi sự thay đổi nhiệt độ
- Khối lượng nặng, có khi còn nặng hơn sản phẩm bên trong vì thế gây khó khăn trong việc vận chuyển
- Không thể in nhãn và bao bì mà chỉ có thể vẽ hay sơn logo thương hiệu lên trên.
Các loại thủy tinh silicat trong công nghiệp
Việc phân loại thủy tinh silicat phải dựa trên thành phần tham gia các oxit. Chúng được phân loại như sau:
- Loại 1: thủy tinh chứa kali và canxi với đặc tính bền và độ sáng cao, dùng để làm các dụng cụ đo và dùng làm ra các loại thủy tinh cao cấp.
- Loại 2: thủy tinh chứa natri và canxi được dùng chủ yếu để làm bao bì đựng rượu, bia hay các loại nước giải khát (nếu lượng natri thấp)
- Loại 3: thủy tinh chứa kali và chì, là loại thủy tinh vô cùng đắt tiền dùng để chế tạo các dụng cụ cao cấp và đồ trang sức
- Loại 4: thủy tinh chứa bo và nhôm – đây là loại thủy tinh trong kỹ thuật
Nguyên liệu và phối liệu sản xuất bao bì trong thực phẩm
Điôxít silic (SiO2) – cát silica hay cát thạch anh được dùng làm nguyên liệu chính dùng sản xuất thủy tinh. Đây là loại cát sach, không lẫn Fe (Sắt) nên sẽ cho ra thành phẩm thủy tinh trong suốt nhất. Thủy tinh sản xuất ra sẽ có màu xanh lục nếu dùng cát bị lẫn với tạp chất sắt.
Một số nguyên phụ liệu nhuộm màu như: FeS, hay Fe2O3
- Hợp chất selen: giúp nhuộm thủy tinh thành đỏ và hồng với hàm lượng Se khoảng 0.05 – 0.2%
- Hợp chất vàng (Au): có thể làm thủy tinh từ hồng sang đỏ
- Hợp chất bạc: giúp nhuộm thủy tinh thành màu vàng
- Hợp chất đồng: nhuộm đỏ cho thủy tinh nhưng trong môi trường oxy sẽ tạo thành màu xanh.
- Các chất oxy hóa với tác dụng khử bọt thủy tinh.
- Các chất oxy hóa: giúp giải phóng O2 khi nấu thủy tinh.
- Chất khử: giúp loại các nguyên tố O2 từ các oxit kim loại.
Tính chất vật lý và hóa học của các loại bao bì thủy tinh
Độ bền cơ
Độ bền cơ của thủy tinh sẽ được quyết định dựa vào thành phần của nguyên liệu, công nghệ chế tạo cũng như cấu tạo hình dáng của bao bì.
Độ bền nhiệt
Chỉ nên rót dung dịch vào bao bì thủy tinh khi chúng không chênh lệch quá 70 độ C. Nếu không chúng rất dễ xảy ra hiện tượng vỡ chai bởi sự tương tác giữa lực nén và lực kéo tương ứng.
Tính chất quang học
Đặc tính quang học của thủy tinh được thể hiện bằng khả năng hấp thụ ánh sáng và phản xạ ánh sáng.
Ngoài ra, tính quang học còn phụ thuộc rất nhiều vào bước sóng của ánh sáng.
Độ bền hóa học
Môi trường kiềm sẽ ăn mòn thủy tinh nhiều hơn môi trường axit. Đồng thời, nhiệt độ môi trường càng cao thì tốc độ ăn mòn axit càng nhanh.
Các loại nắp bao bì thủy tinh
Trong thực phẩm, nắp bao bì được phân chia thành những loại sau:
Loại A:
là loại có ren vặn để đóng nắp vào, những nắp tương ứng cũng sẽ có cấu tạo ren,..
Loại B:
có cấu tạo của thành miệng chai khá dày, sử dụng nút bấc để đậy kín lại (nút bấc còn được gọi là gỗ bần). Bên ngoài miệng chai là một sợi dây thép giúp cho nút bấc chịu được lực nén cao của CaO bên trong chai.
Loại C:
cấu tạo thành miệng chai dày và được thiết kế gờ. Loại này dùng nắp mũ, có lót đệm bằng gỗ bấc hay cao su để bịt kín miệng chai, giúp chai của bạn kín hoàn toàn.
Từ khóa:
- Thuyết trình bao bì thủy tinh
- Ưu điểm và nhược điểm của bao bì thủy tinh
- Vì sao bao bì thủy tinh hấp dẫn người tiêu dùng
- Có các kiểu nắp bao bì thủy tinh nào
Nội dung liên quan:
- Ưu, nhược điểm của bao bì Tetra Pak vietnam trong công nghiệp thực phẩm
- LEGION sử dụng bao bì không nhựa cho các dòng vape của mình
- vượt ra ngoài công nghệ sinh học GREEN và Bao bì Columbia để sản xuất ống hút PHA