Kích thước các khổ giấy in được dùng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay thì hầu hết tất cả các dòng máy in, máy photocopy đều sử dụng chung một loại kích thước khổ giấy in quy chuẩn trong in ấn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm được kích thước chính xác của các khổ giấy in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Và vì sao lại có các loại kích thước quy chuẩn trong in ấn này.
Kích thước của các khổ giấy in hiện nay
Nội dung bài viết
Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy in trong in theo tiêu chuẩn quốc tế – ISO hiện nay được tính như sau:
Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm
Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm
Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm
Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm
Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm
Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm
Tiêu chuẩn khổ giấy của quốc tế
Tiêu chuẩn kích cỡ giấy quốc tế là ISO 216. Tiêu chuẩn này được xây dựng trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức. Tất cả các kích thước giấy theo ISO đều dựa trên một tỷ lệ khung hình duy nhất của căn bậc hai của 2 hoặc xấp xỉ 1: 1.4142.
Kích thước A0 được xác định là có diện tích 1m2 và tỷ lệ kích thước từ 1 đến căn bậc 2 của 2. Kích thước khổ giấy được làm tròn đến milimet gần nhất, tức là 841 x 1.189 mm (33,1 in × 46,8 in).
Các khổ giấy liên tiếp A1, A2, A3, v.v., được xác định bằng cách giảm một nửa cỡ của khổ giấy liền trước nó theo chiều lớn hơn.
Khổ giấy lớn hơn A0 chẳng hạn như 4A0 & 2A0 không được quy định chính thức bởi ISO 216. Kích cỡ này được quy định trong tiêu chuẩn DIN 476 của Đức. 2A0 đôi khi được mô tả là A00, tuy nhiên quy ước này không được sử dụng cho 4A0.
Loại giấy được sử dụng thường xuyên nhất là A4 có kích thước 210 x 297 mm (8,27 in × 11,7 in).
Các đặc điểm của khổ giấy cỡ A
Tất cả các khổ giấy A đều có hình dạng hình chữ nhật với tỷ lệ chiều dài là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414 chiều ngang.
Diện tích của khổ A0 quy định là 1m², cụ thể các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm
Khổ giấy loại A được đánh theo thứ tự theo thứ tự nhỏ dần, càng lùi về sau thì sẽ có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước.
Theo đó kích cỡ của khổ giấy A này sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn gấp 2 kích cỡ của khổ giấy A khác liền kề. Ví dụ, kích cỡ A4 sẽ chỉ bằng một nửa kích cỡ A3, nhưng nó lại to gấp 2 kích cỡ A5.
Tuy có 17 loại khổ giấy như vậy nhưng thường trong in ấn chúng ta chỉ sử dụng từ A0 đến A5, từ A6 đến A17 được xem là quá nhỏ và hầu như không được sử dụng đến.
Vì sao lại có các loại kích thước khổ giấy A1, A2, A3, A4, A5?
Các kích thước dùng trong in hộp giấy đẹp được sử dụng để in trên các thiết bị máy in, máy photocopy rất đa dạng. Hầu hết hiện nay các dòng máy in và máy photocopy đều sử dụng chung 1 loại giấy quy chuẩn đó chính là các loại giấy khổ: A1, A2, A3, A4, A5… Vì đây là một số loại khổ giấy thông dụng nhất.
Bởi mỗi thiết bị đều cần phải thực hiện đúng các quy chuẩn riêng để có thể sử dụng phổ biến nhất. Các loại khổ giấy cũng vậy, chúng ta cần phải tuân theo các kích thước quy chuẩn để có thể sử dụng một cách phổ biến nhất.
Các kích thước khổ giấy được thiết lập chính thức từ năm 1975, dựa trên tiêu chuẩn gốc của Đức vào năm 1922. Khuôn khổ chuẩn mực và phổ biến nhất là A4 – phổ biến trong các tư liệu in nhanh, photo văn phòng và học đường.
Có bao nhiêu loại khổ giấy in sử dụng phổ biến hiện nay?
Nếu như bạn không phải là một người trong lĩnh vực in ấn thì chắc hẳn rằng bạn sẽ không thể biết được tới các loại kích thước quy chuẩn phổ biến hiện nay.
Trên thị trường in ấn hiện nay thì hầu hết trên thế giới đều sử dụng 3 loại khổ giấy in offset quy chuẩn phổ biến. Đó chính là các loại khổ giấy A, B, C. Và trong các loại khổ giấy này lại có các loại kích thước tiêu chuẩn riêng cho từng loại khác nhau.
Ngoài các khổ giấy A, B, C thì trên thế giới còn có thêm 2 loại khổ giấy nữa đó chính là khổ giấy D và E. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chúng ta thì không có sử dụng đến 2 loại loại kích thước khổ giấy này.
Vai trò của kích cỡ khổ giấy trong in ấn
Kích cỡ khổ giấy trong dịch vụ in hộp giấy cao cấp vô cùng quan trọng vì những lý do như sau:
– Tiện dụng: Hầu hết các máy in, máy photocopy đều được thiết kế để sử dụng loại giấy có kích cỡ chuẩn của Châu Âu. Vì vậy việc bạn thiết kế in ấn trên các khổ giấy A có sẵn sẽ trở nên vô cùng tiện lợi hơn rất nhiều.
– Thực tiễn: Phần lớn các khách hàng hiện nay đều lựa chọn thực hiện in ấn, photocopy tài liệu ở các kích cỡ này. Vì vậy nếu bạn làm trong ngành in ấn thì hãy chuẩn bị sẵn các khổ giấy in ấn quy chuẩn A này nhé.
– Chuyên nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn đặc biệt là in thùng carton thường được khách hàng tìm đến để thực hiện dịch vụ in ấn, photocopy chuyên nghiệp.
Theo đó, các khổ giấy A3, A2, A1, A0 lớn cần các thiết bị máy photocopy, máy in loại lớn để thực hiện in hoặc photocopy.
Từ khóa:
- Các loại khổ giấy trong ngành in
- Khổ giấy B5
- Khổ giấy A3 là bao nhiêu cm
- Khổ giấy A4 la bao nhiêu cm
- Tạo khổ giấy A4 trong Photoshop
- Kích thước A4 pixel
- Kích thước A3 Pixel
Nội dung liên quan: