CFS là gì? Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu? 2024
CFS là gì? Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu? – Mới nhất 2023
Nội dung bài viết
Nếu bạn đang tìm kiếm các tài liệu chất lượng cao để sử dụng cho cửa hàng thương mại điện tử của mình, thì không cần tìm đâu xa! Sự lựa chọn vật liệu của chúng tôi là không ai sánh kịp, và chúng tôi chỉ mang những thứ tốt nhất của những thứ tốt nhất. Từ kim loại bền đến nhựa cứng cáp, chúng tôi có mọi thứ bạn cần để tạo nên thành công cho cửa hàng của bạn. Chưa kể, giá của chúng tôi là cạnh tranh nhất! Vậy tại sao phải chờ đợi? Hãy đến gặp chúng tôi ngay hôm nay và đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới.
CFS là gì?
CFS là viết tắt của Certificate Of Free Sale – giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước để xuất khẩu. Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước không nhất thiết phải được bán thực tế tại nước sản xuất mà chỉ cần được phép bán, lưu hành tại thị trường này là có thể được cấp CFS. CFS thường do các cơ quan quản lý nhà nước là các Bộ quản lý chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp. CFS có thể được gọi bằng một số tên khác như CPP, FSC hoặc một số loại tên gọi khác.
Mẫu CFS. Ảnh: An Chi Phương.
Vai trò của giấy chứng nhận CFS trong xuất nhập khẩu?
CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó. Ngược lại đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước bạn, không bị mất nhiều thời gian, cũng như những chi phí không đáng có khác.
1) Vai trò của CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đề nghị Bộ Công Thương và các Bộ quản lý chuyên ngành cấp CFS cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam sau đó xuất khẩu. Lý do đề nghị cấp là một số nước nhập khẩu như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Iran, Ai Cập, Cu Ba và Ấn Độ, quy định những hàng hoá nêu trên muốn được lưu hành tại thị trường những nước này cần phải có CFS do nước xuất khẩu (Việt Nam) cấp. Khi gặp yêu cầu nói trên, nếu không được cấp CFS, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ lỡ các cơ hội kinh doanh mặc dù hàng hoá có đầy đủ các điều kiện cạnh tranh khác như chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và những yếu tố ưu đãi khác.
2) Vai trò của CFS đối với doanh nghiệp sản xuất
CFS tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào các thị trường nhập khẩu có yêu cầu CFS, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa có yêu cầu CFS vào những thị trường này.
Trình tự các bước khi xin cấp giấy lưu hành tự do CFS
– Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân, bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ý của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (theo mẫu quy định);
– Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu quy định) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
b) Bản sao chứng thực của bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa, tài liệu đi kèm,…);
c) Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS;
– Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS
Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu và cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu:
+ Bộ Y Tế
+ Bộ Công Thương
+ Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thời hạn sử dụng tối đa của giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS là 2 năm kể từ ngày được cấp.
Trên đây là những Thông Tin Về Giấy Phép Lưu Hành Tự Do CFS Trong Xuất Nhập Khẩu. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, các doanh nghiệp sẽ có thêm những lưu ý thiết thực trong việc công bố các sản phẩm cho doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, nếu Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm thường, công bố chất lượng thực phẩm chức năng hãy liên lạc ngay với chúng tôi để hưởng những dịch vụ nhanh nhất và tiện lợi nhất thông qua các số điện thoại: 0908.872.079 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.
Bài viết liên quan CFS là gì? Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu? trong cùng danh mục
Tổng hợp
Nếu bạn đang tìm kiếm một vật liệu đóng gói có thể giữ cho đồ đạc của bạn được an toàn và âm thanh, thì không cần tìm đâu xa hơn vật liệu đóng gói của chúng tôi! Vật liệu đóng gói của chúng tôi chắc chắn và sẽ chịu được sự khắc nghiệt của việc di chuyển, cho dù bạn đang tham gia một chuyến đi ngắn hay một hành trình dài. Thêm vào đó, vật liệu đóng gói của chúng tôi rất dễ sử dụng và có nhiều kích cỡ khác nhau để phù hợp với nhu cầu của bạn. Hoặc Bạn đang muốn bắt đầu hoặc phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử của mình? Chúng tôi có các tài liệu bạn cần để bắt đầu! Từ thiết kế và phát triển trang web, đến logo và thương hiệu, chúng tôi sẽ giúp bạn tạo sự hiện diện trực tuyến chuyên nghiệp. Ngoài ra, các công cụ và tài nguyên dễ sử dụng của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý khoảng không quảng cáo, xử lý đơn đặt hàng và theo dõi quá trình vận chuyển. Nhận mọi thứ bạn cần để thành công với thương mại điện tử – tất cả ở một nơi!
Các chuyên mục nội dung liên quan