In Flexo là gì? Nguyên lý hoạt động của công nghệ in Flexo
Công nghệ in flexo là gì và có ứng dụng như thế nào trong in ấn? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn những câu hỏi thắc mắc liên quan đến công nghệ in flexo để giúp bạn ứng dụng công nghệ này một cách thành thạo và hiệu quả nhất nhé!
Công nghệ in flexo là gì?
Kỹ thuật in flexo là phương pháp in trực tiếp bằng mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox do có bản in nổi. Các phần tử như hình ảnh, chữ viết sẽ được in nổi trên khuôn in, nằm cao hơn các phần tử không in. Lưu ý các hình ảnh trên khuôn in đều phải ngược chiều trục anilox để cấp mực sau đó qua quá trình ép in mà truyền mực trực tiếp lên vật liệu in.
Công nghệ in flexo chủ yếu áp dụng in trên thùng carton, in decal nhãn hàng hóa, in label, vỏ thùng carton,…
Cấu tạo máy in flexo gồm những gì?
Máy in flexo bao gồm những bộ phận cơ bản như sau:
Trục gắn khuôn in: Làm bằng vật liệu cao su để gắn khuôn in lên trên bề mặt bằng băng keo, từ trường hoặc các chốt khóa chắc chắn.
Khuôn in được làm bằng nhựa photopolymer. Khuôn in có thể được chế tạo bằng phương pháp quang hóa, CTP hoặc khắc laser. Độ dày, cứng hay mềm của khuôn in phụ thuộc vào vật liệu in.
Trục anilox: Là một trục kim loại có bề mặt được khắc lồi lõm có nhiều ô nhỏ có tác dụng như các giếng chứa mực. Khi được tiếp mực từ trục cấp mực, các giọt mực sẽ được chứa trong các giếng mực trên trục anilox.
Trục cấp mực: Là một trục tròn có một phần ngập trong máng mực, chúng có tác dụng chuyển mực từ máng sang trục anilox. Hiện nay, nó còn được gọi là trục đo sáng.
Thanh gạt mực: Để tránh mực thừa bám vào bề mặt trục anilox có thể làm nhòe bản in thì người ta sử dụng thành gạt mực để gạt sạch mực trên bề mặt trục anilox. Thanh gạt mực này được làm từ thép hoặc polyme.
Trục ép áp lực: Được làm bằng vật liệu cao su. Có tác dụng ép bề mặt vật liệu cần in vào trục gắn khuôn in để chuyển mực từ khuôn in sang bề mặt cần in.
Nguyên lý hoạt động của cộng nghệ in flexo là gì?
Công nghệ in flexo hoạt động dựa theo nguyên lý của trục anilox – một trục kim loại bề mặt được khắc lõm có nhiều ô nhỏ để cấp mực in cho khuôn một cách dễ dàng. Khi trục nhúng một phần trong mảng mực, mực sẽ theo ô nhỏ đi vào bên trong và phần mực nằm trên bề mặt sẽ được gạt đi bằng dao gạt chuyên dụng.
Khuôn in flexo là dụng cụ được làm bằng chất liệu nhựa photopolymer, được chế tạo bằng phương pháp quang hóa, khắc laser hoặc CTP sau đó gắn lên trục in bằng keo 2 mặt hoặc từ trường. Vật liệu in là giấy, màng hay carton sẽ quyết định độ dày, độ cứng và số lớp khi lựa chọn khuôn in.
Các lỗi dễ mắc phải khi thực hiện công nghệ in flexo là gì?
Công nghệ in flexo là kỹ thuật in lâu đời và có nhiều hạn chế mà người thực hiện cần lưu ý để kiểm soát và khắc phục khi xảy ra lỗi. Các lỗi thường gặp bao gồm:
- Lỗi lem mực khi màu in sau ép quá mạnh lên màu in trước đồng thời màu thứ nhất chưa kịp khô.
- Lỗi mực in bị tràn, hình ảnh và chữ viết bị in to nét do thừa mực
- Lỗi mực in truyền kém do sự bám dính của mực yếu.
- Lỗi mực in bị dính do nhiệt độ và các áp lực thay đổi.
- Lỗi mực in có bọt khí hoặc lốm đốm do hệ thống cung cấp mực in không đều xuất hiện các đốm hay kẻ sọc trên bản in.
- Lỗi in mực mất chi tiết do mực bám dính không tốt.
Quy trình công nghệ in Flexo diễn ra như thế nào?
Quy trình in flexo cần tiến hành theo các bước cơ bản sau:
Trước khi in in flexo là gì?
Bản in Flexo trước khi hoàn thiện cần phải trải qua các công đoạn:
Chế bản, xử lý file in: là quy trình thiết kế file in trên các phần mềm để cho ra bản outfilm cuối cùng dưới định dạng pdf. Khi đến In Sơn Nguyên, khách hàng có thể mang sẽ file thiết kế hoặc mô tả yêu cầu bản in để các nhân viên tại Sơn Nguyên thiết kế theo yêu cầu.
Chế tạo khuôn in (Output film): Là công đoạn các dữ liệu số từ máy tính chuyển thành dữ liệu tương tự (analog) trên film thông qua các máy film. Bản phim thường có 4 tấm film đại diện cho 4 màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow) và K (Key – Black). Các bản film này có màu đen trắng.
Phơi khuôn in: Sau khi ra phim, các bản phim này sẽ được đưa vào máy kẽm để phơi kẽm. Lúc này các phần tử cần in sẽ bị ăn mòn dưới tác động quang hoá. Phần không in sẽ được giữ lại do ánh sáng không xuyên qua được film.
Gắn trục: Gắn khuôn in lên trục quay của máy in.
Trong quá trình in Flexo
Máy in Flexo hoạt động theo dạng cuộn tròn, chất liệu in lần lượt đi qua các trạm màu nhờ chuyển động của các lô chuyển (con lăn). Mỗi trạm màu là một màu riêng biệt và được gắn một khuôn in riêng. Khi đi qua một trạm màu, hình ảnh cần in sẽ hiện trên bề mặt bản in với màu tương ứng. Như vậy, in Flexo có thể in nhiều màu một lúc và không giới hạn số lượng. Thực tế máy in Flexo có từ 2 đến 8 màu, nhiều trạm màu, hệ thống máy in sẽ quá dài, cồng kềnh.
Tại mỗi trạm màu quy trình in diễn ra như sau:
- Màu in được chuyển từ máng mực hay hộp mực lên lô máng mực bằng chuyển động xoay của con lăn (trục quay).
- Sau đó, màu in từ lô máng mực được chuyển sang lô anilox. Tại bề mặt này có các ô nhỏ li ti để chứa mực. Mực in sẽ được cấp đầy vào các ô này và phần thừa được gạt bớt bởi dao gạt mực.
- Tiếp theo, màu trên lô anilox được ép sang những vị trí khắc nổi của khuôn in.
- Cuối cùng, phần khuôn in dính mực được ép lên bề mặt chất liệu in tạo thành bàn in hoàn chỉnh nhờ lực ép của các ống ép in.
Sau khi in flexo
Máy in Flexo có thể lắp sẵn các bộ phận cắt, bế, cán màng,… bản in trên máy hoặc người dùng có thể lắp thêm các bộ phận đó để thực hiện gia công và hoàn thiện bản in sau khi in.
Nhờ đó, sau khi in xong, bản in được đưa vào máy rạch để cắt các cuộn lớn của vật liệu in theo chiều rộng quy định của chúng. Khâu này được sử dụng trong in tem nhãn, decal. Sau khi in, cuộn lớn được đưa vào máy cắt để tách rời thành các miếng tem nhãn nhỏ.
Mặt khác, bản in cũng có thể được chuyển lên máy bế hoặc các thiết bị chuyển đổi khác để biến đổi các cuộn vật liệu được in thành thùng giấy gấp, hộp gấp nếp, túi có thể bịt kín và các hình thức đóng gói khác.
Ngoài ra, để giữ độ bền mực in hoặc giữ bản in bền lâu. sau in người dùng có thể yêu cầu xưởng in cán màng (thêm lớp màng nilon mỏng) lên trên bề mặt bản in. Tuy nhiên, cách này sẽ tăng thêm chi phí in ấn nên cần cân nhắc kỹ, thật sự cần thiết mới sử dụng.
Điểm mạnh, hạn chế khi in Flexo
Điểm mạnh của in flexo cuộn
Tốc độ in cực kỳ nhanh chóng do công suất máy lớn, mực in nhanh khô, phù hợp in số lượng lớn. Chất lượng các bản in tuy không quá sắc nét nhưng đảm bảo độ đồng đều cao, tính thẩm mỹ cơ bản tốt.
In flexo trên nhiều chất liệu khác nhau: giấy, nhựa, xi bạc; có thể in thành các cuộn, phù hợp để in decal giấy, in decal nhựa số lượng lớn với tốc độ nhanh chóng. Tem cuộn sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có hệ thống máy dán tem nhãn tự động, giúp giảm bớt thời gian, chi phí thuê nhân công, đảm bảo thu về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Giá thành in flexo sẽ cực kỳ rẻ nếu khách hàng in với số lượng lớn.
Điểm hạn chế khi in flexo là gì?
Nếu thiếu kinh nghiệm xử lý trong quá trình in thì bản in flexo sẽ gặp một vài lỗi cơ bản là: nhòe mực; bản in có vệt màu hoặc đốm mực, mực in có bọt khí, dính mực in… ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ. Do vậy đòi hỏi thợ kỹ thuật cần phải chú ý đến các vấn đề như cấp mực, trục mực hoặc quá trình vận hành của máy để mang đến bản in với chất lượng tốt nhất.
Công nghệ in Flexo là gì mà chỉ thích hợp với việc in số lượng lớn. Có nghĩa là với 1 bản in phải được sử dụng để in thành rất nhiều bản. Nguyên nhân là do việc chế tạo bản in rất mất thời gian và công sức.
Từ khóa:
- So sánh in flexo và in offset
- Bản in Flexo
- Các bước in flexo
- Máy in Flexo
Nội dung liên quan:
- Brochure gấp 3 là gì? Thiết kế brochure gấp 3 – tờ gấp 3
- Banner là gì? Tips thiết kế Banner ấn tượng nhất
- Company profile là gì? Phân biệt Company profile và Brochure
- 15 sản phẩm sáng tạo giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn