Dây PE là gì? những điều cần biết về dây PE
Các thiết bị điện trong gia đình có nguy cơ rò rỉ điện, hỏng hóc, thậm chí gây nguy hiểm cho bạn và người thân. Chính vì vậy, khi sử dụng đồ điện, để an toàn và hạn chế việc sửa chữa hệ thống điện thì các thiết bị điện cần phải được nối đất. Vậy dây PE là gì? Tác dụng & đâu là cách nối đất an toàn, đúng chuẩn nhất? Nếu bạn cần giải đáp các thông tin trên thì nội dung bài viết dưới đây nhé!
Dây PE là gì?
Dây PE là dây dẫn bảo vệ, đây là dây điện nối các vỏ kim loại của các thiết bị sử dụng điện và phụ kiện với cực nối đất tại nơi lắp đặt thiết bị sử dụng điện hoặc với điểm trung tính đã nối đất của nguồn cấp điện.(Tham khảo Mục 1.4 Thông tư 20/2014/TT-BXD)
Dây PE cũng được gọi là Dây nối đất, tiếp địa, tiếp đất. Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất để giải quyết vấn đề rò rỉ điện bên ngoài của các thiết bị điện, điện tử.
Tác dụng của dây PE là gì?
Dây nối đất PE đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng điện. Công dụng cụ thể như sau:
- Tăng tính an toàn cho người
- Tăng độ tin cậy cho hệ thống, đảm bảo phục vụ người dung được tốt hơn.
- Cải thiện sự hoạt động của hệ thống: Giảm mức nhiễu xung quanh, tăng độ tin cậy cho hệ thống, tăng tuổi thọ cho thiết bị.
Có cần phải kết nối dây PE:
Theo TCVN 4756: 1989 về quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện: “Tất cả các thiết bị xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V và một chiều có điện áp lớn hơn 110V và quy định những yêu cầu đối với nối đất và nối không”.
Vậy nên, bắt buộc chúng ta phải sử dụng nối đất cho các thiết bị.
Những thiết bị cần dây nối đất dây PE là gì?
Muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện tử gia dụng thì các thiết bị này cần được phải nối với dây tiếp đất. Đặc biệt là khi sử dụng các thiết bị điện như Máy giặt và tủ lạnh thì nhất thiết phải có dây nối đất.
Bởi vì nước là chất dẫn điện rất tốt và nếu cơ thể người tiếp xúc với nước mang dòng điện sẽ gây ra những tai nạn về điện. Trong trường hợp động cơ điện và mạch điện trong máy giặt bị ẩm ướt. Hoặc vì một lý do nào đó mà lớp cách điện bị hở điện, làm cho lớp vỏ kim loại bên ngoài máy giặt mang điện. Đồng thời các bộ phận quay, vắt làm bằng kim loại bên trong máy giặt mang điện.
Lúc đó, nước trong máy giặt cũng sẽ mang điện, khi người dùng tiếp xúc với nước trong máy giặt hoặc vô tình chạm vào lớp vỏ kim loại sẽ bị giật điện rất nguy hiểm.
Tương tự với tủ lạnh và các thiết bị như: lò vi sóng, lò nướng, máy lạnh. Bởi lẽ đây là những thiết bị có vỏ bằng kim loại nên khả năng dẫn điện cũng cao.
Khi nối đất PE liệu có tốn điện không?
Chức năng chính của dây nối đất PE là loại bỏ đi dòng điện bị rò rỉ từ các thiết bị điện được xả xuống đất để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nói về việc nối đất thì tốn điện thì theo phương diện kỹ thuật hoàn toàn không chính xác, bởi dù có nối hay không thì việc dòng điện cảm ứng rò rỉ khi không được nối đất cũng bị hao hụt như thông thường.
Mà bên cạnh đó, các xung điện rò rỉ đó còn làm cho linh kiên bị nhiễu do điện rò bị quầng tụ không có chỗ tiêu thụ. Vậy nên, việc tiếp đất còn làm cho hệ thống hoạt động được ổn định và an toàn hơn.
Dây nối đất PE có màu gì?
Theo quy định màu dây điện theo tiêu chuẩn Mỹ USNEC và chuẩn IEC: Trong điện 3 pha thì Dây điện nối đất sẽ có màu Xanh lá – Vàng.
Tại Việt Nam, màu sắc dây điện hiện đang sử dụng theo tiêu chuẩ IEC phiên bản cũ 2006. Dây nối đất sẽ có màu xanh lá sọc vàng.
Nguyên tắc khi sử dung dây nối đất PE:
Nhằm hạn chế nhầm lẫn với các dây dẫn điện khác thì khi sử dụng dây nối đất PE, cần tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản sau:
1. Dây PE cho phép liên kết các vật dẫn tự nhiên và các vỏ kim loại không có điện của các thiết bị điện để tạo lưới đẳng thế. Những loại dây này dẫn dòng sự cố do hư hỏng cách điện (giữa pha và vỏ thiết bị) tới điểm trung tính nối đất của nguồn. Dây PE sẽ được nối vào đầu nối đất chính của mạng.
2. Đầu nối đất chính sẽ được nối với các điện cực nối đất qua dây nối đất. Dây PE cần được:
- Bọc và sơn màu vàng hoặc xanh
- Bảo vệ để chống các hư hỏng về mặt cơ và hóa học.
Hướng dẫn cách móc nối dây nối đất PE đúng kỹ thuật
Mọi nơi sử dụng đều có quy trình lắp đặt đúng hệ thống nối đất và cách ly. Các hướng dẫn này phải được tuân theo ở nơi thực tế và thích hợp. Tuy nhiên, bạn cũng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Cách 1: Cần gắn kết từ xa với 2 điểm nối đất riêng biệt
Nối vỏ cảm biết, nếu được cung cấp, chỉ gắn từ xa ở đầu và phải đảm bảo rằng nó không được nối ở bất kỳ điểm nào khác và được cách điện với bất kỳ thiết bị nối đất nào khác.
Chỉ nên nối đất vỏ dây dẫn tín hiệu ở đầu cuối nguồn cung cấp cho một điểm của hệ thống nối đất thiết bị và đảm bảo rằng đầu cuối của bộ chuyển đổi được cách ly cẩn thận.
Cách 2: Cần gắn từ xa với vỏ liên tục
Chỉ kết nối vô cảm biến với vỏ cáp tín hiệu và đảm bảo rằng nó được cách điện với bộ chuyển đổi và tất cả các thiết bị hiện trường khác.
Chỉ kết nối vỏ cáp tín hiệu với hệ thống nối đất thiết bị ở cuối nguồn cung cấp.
Cách 3: Gắn kết tích hợp
Nối đất vỏ dây dẫn điện ở đầu cuối nguồn cung cấp đến của hệ thống nối đất thiết bị, đảm bảo rằng nó được cách điện với vỏ bộ chuyển đổi và tất cả các thiết bị hiện trường khác.
Điều này, được sử dụng cho các lắp đặt gắn tích hợp.
Lưu ý: Hệ thống nối đất cảm biến nhiệt độ không nên kết nối với nối đất dây dẫn nguồn do có thể mang nhiễu và sóng điện có thể cản trở tín hiệu đo và / hoặc phá hủy bộ chuyển đổi. Hệ thống nối đất cảm biến nhiệt độ phải là một đường dẫn điện trở rất thấp đến một thanh cái hoặc lưới nối đất.
Từ khóa:
- Dây câu PE là gì
- Dây PE câu cá
- Dây PE tiếp địa
- Dây PE tiếng anh là gì
- Dây PE X8
- Cách chọn dây PE
- Dây PE và dây PEN la gì
- Dây PE viết tắt la gì
Nội dung liên quan:
- Standee là gì? Kích thước Standee chuẩn nhất
- Cách dùng và lợi ích của việc sử dụng túi hút chân không thực phẩm
- Nơi bán dây thít nhựa giá rẻ nhất Sài Gòn