Giấy in mã vạch là gì? Phân loại các loại giấy in mã vạch phổ biển
Ngày nay, tem nhãn mã vạch đã trở nên rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở mọi nơi, trên các sản phẩm thời trang, trên các thiết bị điện máy, điện tử hay quen thuộc nhất là trên các sản phẩm được bày bán tại các siêu thị… Tuy phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng biết giấy in mã vạch là gì? Chúng có gì khác biệt hơn so với những loại giấy thông thường khác và chúng được phân loại ra sao? Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về sản phẩm này nhé!
Giấy in mã vạch là gì?
Giấy in mã vạch là loại giấy đặc biệt được sử dụng để in thông tin và mã vạch của sản phẩm nhằm mục đích tối ưu hóa việc quản lý và kiểm kê hàng hóa cho doanh nghiệp. Ngoài cách gọi như trên, loại giấy này còn được biết đến với những cái tên khác như giấy in tem nhãn, decal in mã vạch, decal tem nhãn,…
Thông thường, giấy in sẽ có hai mặt. Mặt trên là một lớp giấy có độ bóng hoặc nhám dùng để in các thông tin về sản phẩm mà người sử dụng mong muốn và mặt dưới là lớp keo có công dụng giúp đính tem nhãn lên bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại giấy in đều giống nhau.
Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà các loại giấy in tem nhãn mã vạch cũng được phân thành nhiều loại không giống nhau và hiển nhiên rằng cấu tạo của những loại giấy này cũng sẽ có những sự khác biệt riêng. Theo dõi phần nội dung phân loại để hiểu rõ hơn về sản phẩm này bạn nhé!
Ứng dụng của giấy in mã vạch
Ngày này công nghệ mã vạch được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực nên giấy in cũng được ứng dụng rộng rãi như
– Một trong ngành bán lẻ: Được ứng dụng để in mã vạch dán lên sản phẩm để quản lý và thanh toán nhanh hơn
– Một trong ngành kho hàng. Dán lên thùng hàng, dán lên sản phẩm
– Trong quản lý sách, thư viện: Dán lên gáy sách để quản lý đơn giản hơn
– Trong bệnh viện: Dán lên các ống thứ nghiệm
Cách phân loại giấy in mã vạch, tem nhãn
Có rất nhiều cách để phân loại giấy in khác nhau nhưng hai cách phân loại phổ biến nhất hiện nay đó chính là dựa vào công nghệ in ấn và chất liệu giấy.
Phân loại dựa trên công nghệ in ấn
Đề cập đến công nghệ in ấn tem nhãn mã vạch là chúng ta phải nhắc ngay đến công nghệ in nhiệt trực tiếp và truyền nhiệt gián tiếp. Tùy thuộc vào loại máy in ứng dụng theo công nghệ in nào thì chúng ta sẽ chọn lựa loại giấy in cho phù hợp với loại máy ấy. Để biết thêm thông tin chi tiết về máy in mã vạch in nhiệt trực tiếp và truyền nhiệt gián tiếp.
Giấy in mã vạch in nhiệt trực tiếp
Giấy in nhiệt trực tiếp còn có tên gọi khác là giấy in cảm nhiệt. Điều đặc biệt nhất của loại giấy này là khi sử dụng chúng bạn hoàn toàn không cần phải trang bị thêm các loại mực in chuyên dụng. Bạn có thắc mắc nếu không sử dụng mực thì làm sao để có thể in thông tin mã vạch lên tem nhãn hay không? Nếu có, khám phá ngay câu trả lời nhé!
Để tạo ra thông tin, đầu in của máy sẽ tác động nhiệt trực tiếp lên bề mặt của giấy in. Chất mụi than trên giấy in được đốt nóng để tạo ra các thông tin cần thiết. Tuy sở hữu ưu điểm tiết kiệm chi phí mực in nhưng giấy in cảm nhiệt lại có nhược điểm là những thông tin trên tem nhãn lại có tuổi thọ khá thấp, chỉ khoảng dưới 1 năm, dễ bị phai mờ, trầy xước. Ngoài ra, do tiếp xúc trực tiếp với giấy in để tạo ra thông tin nên độ bền đầu in của máy cũng không dài.
Cứ tưởng chừng như những nhược điểm trên sẽ khiến loại giấy in này này ít được sử dụng nhưng thực chất lại không phải thế bởi đây mới chính là loại sản phẩm lý tưởng dành cho ngành hàng tiêu dùng nhanh, lĩnh vực bán lẻ (như các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…). Việc ứng dụng đúng loại giấy in vào đúng ngành nghề kinh doanh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí.
Giấy in mã vạch truyền nhiệt gián tiếp
Loại giấy in còn được biết đến với cái tên giấy decal chuyển nhiệt. Với loại giấy in này, doanh nghiệp bạn sẽ phải sử dụng thêm mực in để tạo ra được các thông tin trên tem nhãn. Thị trường hiện nay có rất nhiều những loại mực in khác nhau như mực Wax, Resin. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ chọn cho doanh nghiệp loại mực phù hợp nhất. Để hiểu rõ hơn về các loại mực in mã vạch, các bạn hãy đón chờ bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
Không giống với giấy in cảm nhiệt, để tạo ra thông tin trên loại giấy in này, máy in mã vạch sẽ đốt nóng mực in khiến chúng nóng chảy và tạo ra những nội dung mà người sử dụng mong muốn. Lúc này, đầu in của máy không cần tiếp xúc trực tiếp với giấy in nên tuổi thọ đầu in được kéo dài hơn.
Ngoài ra, các tem nhãn được tạo ra từ loại giấy in này sẽ có chất lượng tốt hơn và ít bị hư hỏng, hạn chế tình trạng phai, mờ thông tin. Giấy in truyền nhiệt gián tiếp thường sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, các ngành công nghiệp đòi hỏi tem nhãn có tuổi thọ cao.
Phân loại dựa trên chất liệu
Nếu dựa theo tiêu chí phân loại này, chúng ta sẽ có rất nhiều những loại giấy in khác nhau như: decal giấy, decal nhựa dẻo (PVC), decal xi kim loại (decal nhôm, decal xi bạc), decal vải (decal satin, decal ruy băng). Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về từng loại giấy in tem nhãn mã vạch này nhé!
Decal giấy: Có thể nói đây là loại giấy in được sử dụng phổ biến nhất và bạn dễ dàng bắt gặp chúng trên các sản phẩm hàng hóa xung quanh mình nhất.
Decal nhựa (PVC): Giống như chính tên gọi của mình, loại giấy in này được tạo nên từ nhựa dẻo (thường là polyeste).
Decal xi kim loại (decal nhôm, decal xi bạc): Đây là loại giấy in chuyên dụng cho lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành điện tử, sản xuất linh kiện, phụ kiện, cơ khí,…
Decal vải (decal satin, decal ruy băng): Loại decal này được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực may mặc, thời trang bởi vì nó có khả năng lưu giữ được những thông tin trên tem nhãn ngay cả khi giặt, vò, hấp, là.
Từ khóa:
- Giấy in mã vạch 2 tem
- Giấy in mã vạch 3 tem
- Máy in mã vạch
- Giấy in nhiệt mã vạch
Nội dung liên quan:
- In decal trong là gì? Cách in decal trong như thế nào?
- In màu là gì? 5 máy in màu giá rẻ dưới 5 triệu cực CHẤT LƯỢNG
- Top 5 máy quét mã vạch không dây được sử dụng nhiều nhất hiện nay