Lương Net, Gross là gì? Quy đổi lương Gross to Net như thế nào và ngược lại
Hiện nay, có hai hình thức trả lương cho người lao động phổ biến nhất đó là lương Gross và lương Net. Đối với những người mới đi làm và thậm chí là có những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm thì thuật ngữ lương Gross và lương Net cũng như cách tính lương gross to net hay quy đổi lương Net sang Gross vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ. Vậy thuật ngữ lương Gross và lương Net là gì? Người lao động nên chọn Lương Net hay Lương Gross để đảm bảo quyền lợi của mình? Và công thức quy đổi lương gross to net và quy đổi lương Net sang Gross là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Lương Gross là gì?
Nội dung bài viết
Lương gross được hiểu là tổng thu nhập mà mỗi tháng người lao động sẽ được nhận. Nghĩa là lương gross sẽ bao gồm lương cơ bản, các khoản trợ cấp và các khoản phụ cấp bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân. Thông thường thì mức lương người lao động nhận được sẽ thấp hơn lương gross vì phải trích ra một phần để đóng bảo hiểm và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Ví dụ lương gross là gì: Trong buổi phỏng vấn, mức lương mà ứng viên chốt với công ty là 10 triệu/tháng thì sau đó, người lao động phải trích 10,5% của mức lương này để đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của nhà nước (8% BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN). Số tiền thực lĩnh mỗi tháng của người lao động sẽ là 8.950.000 VNĐ.
Lương Net là gì?
Lương Net được hiểu là lương mà người lao động được công ty chi trả sau khi đã trừ hết các chi phí bao gồm bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân, … Cụ thể lương Net chính là khoản tiền mà người lao động được nhận mà không mất thêm bất kỳ khoản phí khác.
Ví dụ lương net là gì: tại buổi phỏng vấn hoặc khi nhà tuyển gửi thư mời nhận việc cho ứng viên thông báo công ty trả lương net là 10 triệu thì có nghĩa mỗi cuối tháng người lao động sẽ được nhận chính xác 10 triệu và không phải đóng các khoản phí như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay thuế thu nhập cá nhân. Các khoản phí này đã được công ty đóng cho người lao động theo quy định của nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn lương gross là gì, lương net là gì như sau: Lương Gross là tổng thu nhập của người lao động khi chưa trừ các khoản phí như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,… còn lương Net chính là mức lương nhận được sau khi đã trừ các khoản thuế phí.
Vậy lương Gross và lương Net thì người lao động nên chọn cái nào cũng như khi tính lương Gross và Net cần lưu ý những gì, cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Người lao động nên chọn loại lương nào để đảm bảo quyền lợi?
Đối với người lao động, trong buổi phỏng vấn, nếu đàm phán được mức lương khi trừ các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,… mà bằng hoặc lớn hơn lương Net kỳ vọng thì đây được xem là mức lương có lợi nhất.
Ví dụ: Mức lương thực nhận mà người lao động mong muốn được nhận là 10.000.000 VNĐ thì khi phỏng vấn nên chuyển lương Net sang Gross theo công thức: lương Gross = lương Net + 10,5 % lương Net = 11.050.000 VND
Nhận lương Gross cũng có một lợi ích nữa đó là trong hợp đồng lao động là Gross thì đã quy định cụ thể theo luật trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, … Và trong các trường hợp có vấn đề như tai nạn lao động, thất nghiệp, nghỉ thai sản thì người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi trên số tiền lương Gross mà công ty và người lao động đã chi trả.
Phân tích cách tính lương gross to net
Khi đã nắm rõ khái niệm lương Net là gì, lương Gross là gì và các chỉ số khi thực hiện quy đổi lương giữa lương giữa lương net và lương gross thì đã có thể tìm hiểu công thức quy đổi lương gross to net.
Công thức tính lương Gross sang net (Gross to Net) được tính như sau:
LƯƠNG NET = LƯƠNG GROSS – (BHXH + BHYT + BHTN + THUẾ TNCN)
Trong đó:
a. BHXH = Lương đóng bảo hiểm * 8%
Trong trường hợp lương đóng bảo hiểm lớn hơn 20 lần so với lương cơ sở: BHXH = (20 * lương cơ sở) * 8%
Ví dụ:
- Lương đóng bảo hiểm là 20.000.000 thì mức đóng BHXH là 1.600.000
- Lương đóng bảo hiểm là 50.000.000 thì mức đóng BHXH là 2.224.000
b. BHYT = lương đóng bảo hiểm * 1.5%
Trong trường hợp lương đóng bảo hiểm lớn hơn 20 lần so với lương cơ sở: BHYT = (20 * lương cơ sở) * 1.5%
Ví dụ:
- Lương đóng bảo hiểm là 20.000.000 thì mức đóng BHYT là 300.000
- Lương đóng bảo hiểm là 50.000.000 thì mức đóng BHXH là 417.000
c. BHTN = lương đóng bảo hiểm * 1%
Trong trường hợp lương đóng bảo hiểm lớn hơn 20 lần so với lương tối thiểu vùng: BHTN = (20 * lương tối thiểu vùng) * 1%
Ví dụ:
- Lương đóng bảo hiểm là 20.000.000 thì mức đóng BHTN là 200.000
- Lương đóng bảo hiểm là 100.000.000 thì mức đóng BHTN là 796.000 (vùng I)
d. Thuế TNCN = (Lương Gross – Phí bảo hiểm – Các khoản giảm trừ) * Thuế suất – Khấu trừ
Trường hợp (Lương Gross – Phí bảo hiểm – Các khoản giảm trừ) < 0 thù không phải đóng thuế
Ví dụ: Lương gross là 20.000.000 giảm trừ bản thân 9.000.000, phụ thuộc 0 người
- Thu nhập tính thuế (TNTT) = (20.000.000 – (1.600.000 + 300.000 + 200.000) – 9.000.000)
- Thuế TNCN = TNTT * 10% – 250.000
- Thuế TNCN = 640.000
- Người lao động chịu 5% tiền thuế trong mức 5.000.000 và 10% thuế trong mức 5.000.000 -10.000.000
Với công thức tính lương Gross sang Net (Gross to Net) trên:
Ví dụ:
1. Lương Gross là 20.000.000, giảm trừ bản thân 9.000.000, phụ thuộc 0 người
– Lương Net = 20.000.000 = (1.600.000 + 300.000 + 200.000) – 640.000 – 139.000 = 17.260.000
2. Lương Gross là 50.000.000, giảm trừ bản thân 9.000.000, phục thuộc 2 người
– Lương Net = 50.000.000 – (2.224.000 + 417.000 + 500.000) – 4.481.800 = 42.377.200
Ở trên, ta đã xác định được đổi lương Gross sang Net, vậy còn công thức quy đổi lương Net sang Gross (Net to Gross) là gì?
- Trong trường hợp này cần sử dụng một lương Gross giả định (GRGĐ)
- Bước đầu tiên phải tính thu nhập quy đổi (TNQĐ) và thu nhập tính thuế (TNTT)
- TNQĐ = Lương Net – các khoản giảm trừ
- GRGĐ = TNTT + Giảm trừ gia cảnh + Phí bảo hiểm
- Sau khi tính được các phí bảo hiểm bằng lương Gross giả định bao gồm cả khấu trừ nếu vượt mốc thì sẽ có được các khoản phí bảo hiểm (PBH)
- Lương Gross = TNTT + PBH
- Thu nhập tính thuế (TNTT) tính theo bảng dưới đây (chèn bảng vào), nếu TNTT < 0 thì: Lương Gross = Lương Net + PBH
- Bảng quy đổi thu nhập không bao gồm thuế ra thu nhập tính thuế
Ví dụ: Lương Net là 20.000.000 giảm trừ bản thân 9.000.000, phụ thuộc 0 người
- TNQĐ = 20.000.000 – 9.000.000
- TNTT = (11.000.000 – 750.000)/0.85 = 12.058.824
- Thuế TNCN = 12.058.823,53 * 15% – 750.000 = 1.058.824
- GRGĐ = 12.058.824 + 9.000.000 + (1.882.353 + 352.941 + 235.294)
- Lương Gross = 12.058.824 + (1.882.353 + 352.941 + 235.294) + 9.000.000 = 23.529.412
Những lưu ý khi quy đổi lương net sang gross và gross to net
Việc quy đổi lương Gross sang Net (Gross to Net) hay chuyển lương Net sang Gross (Net to Gross) không quá khó khăn. Tuy nhiên cần phải lưu ý những trường hợp là người có yếu tố nước ngoài khi nhận lương Gross hoặc nhận lương Net.
Sử dụng công cụ tính lương Gross sang Net chuẩn xác của 123job để đảm bảo quyền lợi của mình
– Trường hợp cá nhân người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam nhận lương do doanh nghiệp tại Việt Nam cấp và có một phần thu nhập tại nước ngoài thì doanh nghiệp trả lương hoặc cá nhân người nước ngoài đó phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận lần lượt tại Việt Nam và nước ngoài.
– Trường hợp cá nhân người nước ngoài nhận tiền lương không bao gồm thuế hay bảo hiểm thì cần phải quy đổi lương Net sang lương gross theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.
Từ khóa:
- Gross to Net
- Lương Gross sang Net
- Lương Gross La gì
- Lương Gross và Net
- Cách quy đổi lương net sang gross trên excel
- Bảng lương net mẫu
Nội dung liên quan:
- Inch là gì? 1 inch bằng bao nhiêu cm, mm, m?
- Packing List là gì? Tìm hiểu về packing list trong xuất nhập khẩu
- Danh sách Zip Code Việt Nam (63 tỉnh thành) update 2021
- 15 sản phẩm sáng tạo giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn