Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Sản phẩm khác

In kéo lụa là gì? Các kiểu in lụa phổ biến nhất hiện nay là gì?

Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì trường thì in ấn bao bì trở nên vô cùng cần thiết và trở thành chiến lược vàng trong quảng bá thương hiệu. Theo đó, nhiều khách hàng khi đặt in ấn bao bì luôn nghe đến công nghệ in lụa, công nghệ in trục ống đồng. Vậy in kéo lụa là gì? Nguyên lý in lụa ra làm sao? In lụa có khác gì so với in trục ống đồng? Đơn vị nào áp dụng công nghệ in lụa tốt nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

In kéo lụa là gì?

In kéo lụa là kĩ thuật in có cách in đơn giản, màu sắc khi in phù hợp tạo ra những sản phẩm in có tính thẩm mĩ cao. In kéo lụa là tên được đặt xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa nhưng dần dần bảng in này còn có thể được dùng đa dạng bởi các nguyên liệu khác như các loại vải và sợi hóa học, thậm chí còn được dùng bằng lưới kim loại nên cũng có tên là in lưới.

in kéo lụa
in kéo lụa

Nguyên lí hoạt động: Một phần mực in được thấm qua lưới in những chổ cần in thể giữ nguyên còn những chổ không cần in thì được bịt lại bằng hóa chất chuyên dùng và kỹ thuật in ấn lụa này có thể áp dụng trên nhiều nguyên liệu khác ngoài giấy.

Cần những gì trong quá trình in kéo lụa

Lụa: Trước tiên, lụa là vật liệu không thể thiếu để làm ra sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật lụa. Mỗi lần in, cần phải lựa chọn loại vải lụa phù hợp với tính năng và thích ứng được với vật liệu cần in ấn.

Khung lụa: Khung lụa được dùng để căn lụa làm chế bản lụa và in lụa, là công cụ vô cùng cần thiết trong in lụa. Khung thường được làm bằng gỗ hoặc nhôm.

Bàn in lụa: Bàn in lụa có 2 loại, loại thường và loại đa năng. Loại thường làm bằng gỗ, mặt bằng kính, loại đa năng làm bằng sắt, có lò xo để điều chỉnh cao thấp phục vụ cho việc in các vật liệu dày mỏng khác nhau.

Ngoài ra, in lụa còn cần phải có dao gạt mực, máng tráng keo, dung dịch cảm quang (hay còn gọi là keo chụp bản) để có thể có được một sản phẩm tốt nhất.

Các bước tiến hành in kéo lụa là gì?

Bước 1: Phân tích file thiết kế

  • In lụa sẽ có chất lượng tốt nhất với thiết kế đơn sắc.
  • Với mỗi một màu riêng, chúng ta sẽ xuất thành 1 bản phim trong suốt khác nhau.
  • Thiết kế và gia phim dùng trong in lụa thường sử dụng Corel Draw hoặc Ai.
in kéo lụa
in kéo lụa

Bước 2: Chuẩn bị khuôn in (Căng khung + Chụp bản in lưới)

  • Chuẩn bị khuôn lưới làm khuôn in.
  • Khung lưới sẽ được tráng kín dung dịch keo chuyên dụng trong phòng tối hay còn gọi là lên keo chụp bản sản phẩm, keo được sử dụng thông thường là keo chụp bản lưỡng tính dầu nước, hoặc keo chịu nước.
  • Sau khi khung đã được sấy khô, chúng ta tiến hành chụp phim. Phim được chụp bằng đèn. Hoặc phơi dưới nắng mặt trời
  • Sau khoảng 1-3 phút chúng ta lấy khuôn ra và xịt nước khuôn in. Những phần bị che sáng bởi bản phím sẽ không bám keo, do đó chúng ta dễ dàng tẩy đi bằng nước.

Bước 3: In trên sản phẩm (Kỹ thuật in lụa)

  • Trải phẳng và cố định vật liệu cần in.
  • Đặt khuôn vào vị trí cần in.
  • Kéo mực in. Lặp lại tương tự với các màu khác.

Kỹ thuật in lụa hiện nay được sử dụng rộng rãi bởi tính hiệu quả, dễ sử dụng lại có giá thành phải chăng. Hơn thế nữa, kĩ thuật in lụa hiện nay đang ngày một phát triển hơn, tiếp tục khắc phục được những nhược điểm của mình, và hoàn thiện hơn các tính năng vượt trội so với các kỹ thuật in khác.

Một số kiểu in kéo lụa phổ biến hiện nay

In bằng chướng dẻo

Kỹ thuật in lụa bằng chất liệu chướng dẻo sử dụng phổ biến để in trên chất liệu vải như: vải thun, jean, kaki… Tùy vào chất liệu vải khác nhau, người ta sẽ sử dụng chướng dẻo phù hợp. Cách pha màu in bằng chướng dẻo cũng rất đơn giản, sử dụng 95% chướng dẻo + 5% cốt màu(xanh, đỏ, tím vàng…) là có thể tạo ra hỗn hợp màu in, có thể pha thêm một ít phụ gia để tăng độ bám dính. Khi in bằng chướng dẻo, người ta sẽ in nhiều lớp(2-5 lớp) chồng lên nhau để tăng độ dài, độ sáng cho hình in.

In nổi

Cũng tương tự như cách in bằng chướng dẻo, người ta sử dụng dẻo đã pha sẵn phụ gia in nổi để in lên vải, sau gia nhiệt bằng máy ép nhiệt chuyên dụng trong 3-5 giây để hình in nổi lên(phồng lên) trên vải.

In nhũ, kim tuyến

Cũng giống như phương pháp in bằng chướng dẻo, người ta sử dụng keo in nhũ pha với nhũ(đồng, vàng, bạc, kim tuyến…) để tạo ra hỗn hợp màu in, sau đó in trực tiếp lên vải. Tùy vào độ mịn của nhũ, người ta sẽ sử dụng mắc lưới to nhỏ phù hợp.

In mực dầu

Phương pháp in mực dầu chủ yếu được áp dụng để in trên các vật liệu cao su như: áo mưa, bọc nylon, dép cao su… Mực in dầu được pha thêm một ít phụ gia và in trực tiếp lên vật liệu cần in.

In mực plastisol

Plastisol là tên của loại mực cao cấp làm từ dầu mỏ(gốc dầu), chuyên sử dụng để in trên chất liệu vải và có độ bám dính cao hơn so với mực thông thường. Mực Plastisol cũng được in tương tự như phương pháp in dẻo, sử dụng chủ yếu để in áo đá banh hay quần áo thời trang.

In cao

Mực in cao cũng được pha từ mực Plastisol với 30% keo HD để tạo ra độ dày cho hình in, tỉ lệ pha keo HD càng nhiều thì độ cao của hình in càng dễ thấy. Lưu ý, khung lụa in cao được chụp rất dày(khá tốn kém) để tạo độ dày cho hình in.

In mực nước

Mực nước chủ yếu sử dụng để in trên giấy và một số chất liệu vải màu sáng. Mực nước in lụa có thể được pha sẵn hoặc tự pha, hỗn hợp gồm: Binder(chất cầm màu) + Chướng nước + mực in + Fixer(tăng bám nước). In mực nước cũng giống như in chướng dẻo, nhưng sử dụng lưới dày 120 trở lên, và chỉ cần in một lần là được.

Lưu ý: Màu in sẽ nhạt đi 20% sau khi khô lại nhé.

Một số sự cố thường gặp khi in kéo lụa là gì?

Trong quá trình in ấn thường sẽ gặp rất nhiều vấn đề phát sinh, đôi khi là do bất cẩn hay chưa có nhiều kinh nghiệm mà để xảy ra lỗi là hết sức bình thường. Vì vậy, đồng phục Song Phú xin chia sẻ cùng bạn một số lỗi thường gặp nhất khi in lụa và biện pháp khắc phục.

Nhiễm màu trong in lụa

Khi bạn in bất kỳ hình ảnh gì lên áo tối màu như: Đen, đỏ, xám, xanh đen,… Thì sau một thời gian ngắn(2-3 ngày) thì màu in bị ngã từ từ sáng màu vải và không giữa được màu sắc như ban đầu, đó chính là hiện tượng nhiễm màu trong in lụa.

Nguyên nhân và cách xử lý: Là do chất lượng thuốc nhuộm vải kém , bị ra màu và nhiễm lên hình in. Các xử lý là kiểm tra vải có bị nhiễm không trước khi in, bằng cách thấm một miếng xăng thấm lên bông gòn rồi chùi lên vải, nếu bị nhiễm màu thì hình in trên vải sẽ bị nhiễm.

Cách khắc phục là mua chất chống nhiễm về in lót 2 lớp phía dưới hình in, rồi mới in hình lên trên lớp lót. Cách này chống nhiễm rất tốt nhưng giá chất chống nhiễm khá cao nên tùy thuộc vào kinh nghiệm sẽ có các giải quyết hợp lý.

in kéo lụa
in kéo lụa

Hình bị lem màu

Nguyên nhân là do lưới bị chùng và khi kéo mực quá mạnh sẽ làm lệt hình in hoặc lúc đặt kê tay in không sát nên bị lệt bảng in.

Cách xử lý: Khi in nên canh tay kê cẩn thận, lúc gạt mực nên kéo lực vừa đủ và đều tay.

Bị bít bảng lưới

Nguyên nhân: Là do mắt lưới nhỏ hơn hạt mực làm cho mực không thấm đều qua mặt dưới được, khiến cho bề mặt bị lưới bị bít lại. Lỗi này cũng có thể do mực bị khô do in lâu.

Cách xử lý: Nên chọn loại mắt lưới to hơn một chút, tránh tình trạng để mực khô trên bảng in.

Bị lột vỏ cam

Hiện tượng lột vỏ cam do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa nhất là do mực khô không đúng cách, lớp mực mới không kết dính với lớp mực cũ.

Cách xử lý: Hạn chế sử dụng quá nhiều chất phụ gia, sẽ làm mực giảm khả năng kết dính.

Từ khóa:

  • Cách in lụa thủ công
  • Phương pháp in lụa
  • In lụa áo thun
  • In kéo lụa
  • Kéo lụa gia công
  • Các bước in lụa

Nội dung liên quan:

  • In flexo là gì? Ưu và nhược điểm của kĩ thuật flexo
  • Túi nhựa pe là gì? Quy trình sản xuất túi nhựa PE
  • Các tiêu chí gia công dán túi giấy để có chiếc túi giấy hoàn hảo
  • 15 sản phẩm sáng tạo giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker