In lưới là gì? Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới hiện nay
In lưới là gì? Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới hiện nay là gì? Có lẽ đây có một trong số những câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm và cần lời giải đáp. Để có câu trả lời cho những câu hỏi này các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của saigongifbox.com nhé!
Công nghệ in lưới là gì?
In lưới (in lụa) là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới đã được bịt kín bằng hóa chất.
Trong quá trình thực hiện kỹ thuật in lưới người ta sử dụng một khung gỗ sau đó căng một tấm lụa mỏng như khung thêu. Nên trước phương pháp này còn được gọi là in lụa, sau này đã có một số vật liệu khác có thể thay thế như vải bông, vải sợi, lưới kim loại nên cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.
Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lụa
Ngày nay, khuôn in dành cho in lưới được thao tác trên máy tính sau đó in trên giấy decal hoặc in dưới dạng film âm hoặc dương bản tùy theo mục đích sử dụng.
Ngoài khung lưới, một dụng cụ không thể thiếu khi thực hiện công nghệ in lưới này là một tấm vật liệu không thấm mực dùng để kéo lụa gọi là “dao”. Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in.
Quá trình thực hiện in có thể thủ công hoặc bằng máy nhưng cho dù làm theo phương pháp nào thì yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in.
Thao tác in
- Cho giấy in nằm buôn dưới bản, bản đặt lên trên cùng chiều với bản in thật.
- Tùy chất liệu cần in sẽ cho lượng mực phù hợp, sau đó dùng dao kéo nháp thử cho đều tay.
- Thực hiện tiếp cho tới khi có bản in như mong muốn.
- Phơi bản in cho khô trên giá phơi.
Phân loại kỹ thuật
- In lụa trên bàn in thủ công
- In lụa trên bàn in có tự động hóa một số thao tác
- In lụa trên máy in tự động hóa toàn bộ
Ưu điểm của công nghệ in lưới
Đây là một phương pháp lâu đời nhất trong các phương pháp in hiện vẫn được áp dụng phổ biến trong ngành may mặc bởi có những ưu điểm như:
- Có giá thành rẻ nhất so với các phương pháp in khác
- Chất lượng in có độ bóng cao, trông rất đẹp mắt
- Bền màu theo thời gian, hạn chế khả năng bị phai màu trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, công nghệ in này còn có một số hạn chế như: số lượng màu in ít, không in được các hình ảnh có độ chuyển màu gradient, thích hợp với những mẫu áo đồng phục có số lượng màu ít và may với số lượng lớn.
Cách in lưới cơ bản
In lưới (in lụa) là một trong những kỹ thuật in ấn cơ bản nhất hiện nay, mặc dù kỹ thuật này đã xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn được sử dụng rất phổ biến, một phần là nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong in lưới, đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩn nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Bước 1: Hình cần in sẽ được chụp lên mặt khuôn lưới có các lỗ nhỏ li ti, độ rộng khít của mắt lưới phụ thuộc vào mực in.
Bước 2: Thợ in sẽ kéo dao in trên lưới để mực lọt xuống và bám trên bề mặt vật liệu cần in như: Giấy, vải, nilon,…
Bước 3: Sau khi in xong, bản in sẽ được rửa sạch và để dành cho lần in sau.
- A: Mực in
- B: Dao gạt mực
- C: Phần lưới được làm rỗng
- D: Phần lưới được bít keo
- E: Khuôn lưới có thể bằng gỗ hoặc nhôm
- F: Hình in trên sản phẩm
Cách làm khuôn in lưới thế nào?
Khuôn in được làm chủ yêu bằng gỗ hoặc kim loại nhẹ, trên mặt khuôn sẽ được căng 1 tấm lưới lụa mỏng để mực in có thể thấm qua khi in. Quy trình chụp phim lên khuôn là bít những chổ không cần in và chừa ra những chổ rỗng để mực in thấm xuyên qua. Dưới đây là cách làm khuôn in cơ bản:
Làm khuôn in
Khuôn in lưới đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật in, dưới đây là các bước cơ bản để làm khuôn in:
Xác định kích thước khuôn in: Khuôn in lưới hiện nay chủ yếu là hình chữ nhật, kích thước khung tùy thuộc vào kích thước hình cần in trên sản phẩm. Chiều dài khuôn là chiều dài hình in cộng thêm 10-15cm khoản cách 2 đầu hình in so với phần lưới bên trong. Chiều rộng của khuôn in phải lớn hơn chiều rộng của hình in từ 5-6cm, tính từ mép khuôn tới mép ngoài hình in.
Chọn tiết diện khuôn in: Chiều rộng của tiết diện thành khuôn bằng hoặc cao hơn chiều cao của chúng, bởi vì nếu chiều rộng tiết diện khuôn quá nhỏ thì khi căng khuôn lưới, thành khuôn sẽ bị cong và chiều cao thành khuôn quá lớn sẽ gây khó khăn gạt mực in.
Làm khuôn in lưới bằng gỗ: Các bạn có thể sử dụng thanh gỗ tiết diện 7,5x5cm hoặc 5x4cm hoặc 4x3cm hoặc 2,5×2,5cm, lựa chọn kích thước thanh gỗ phụ thuộc vào kích thước khung in lớn hay nhỏ. Thanh gỗ làm khuôn phải được làm nhẵn bề mặt, gỗ làm khuôn phải có độ dài bằng nhau.
Làm khuôn lưới bằng nhôm: Cắt các thanh nhôm thành 4 đoạn, sau đó dùng máy hàng các góc lại với nhau, sau khi hàn chết gốc xong thì dùng máy mài nhẵn bề mặt khuôn. Sau đó tiến hành căng lụa trên khuôn in.
Chụp phim in
Hiện nay phương pháp chụp phim bằng keo cảm quan được sử dụng phổ biến nhất, với phương pháp này thợ in có thể sao chép hầu như tất cả các hình ảnh mà vẫn giữ được kích thước chân thực của nó. Chụp phim in đựa chia làm 2 công đoạn đó là: Thiết kế và chụp bản in.
Thiết kế: Hình cần in sẽ được thiết kế trên máy tính bằng phần mềm corel, sau đó tách lớp màu in rồi in ra giấy can hoặc phim nhựa, mỗi màu in sẽ làm một phim tương ứng để chuyển tải lên từng khuôn in lưới.
Chụp bản: Quy trình này được tiến hành trong phòng tối, lưới lụa sẽ được quét 1 lớp keo cảm quan, sau đó đặt phim cần in lên lưới và chiếu ánh sáng lên khuôn in, sau đó dùng nước xoa nhẹ lên khuôn in, phần bị che bởi hình in sẽ bị tan trong nước(do không được chiếu sáng) và phần không bị che sẽ không bị tan đi. Thao tác làm rỗng hình cần in là kỹ thuật chụp bản in lưới.
Công nghệ in lưới hiện nay
Hiện nay, công nghệ in được áp dụng trên rất nhiều sản phẩm khác nhau như: In trên vải, trên giấy, gỗ, nilon, thủy tinh,… Ngoài ra còn được sử dụng để in trên gốm sứ, gách men. Dưới đây là quy trình in thường thấy:
Làm khuôn in: Bản in có thể được làm bằng gỗ hoặc nhôm, sau đó căng một lớp lưới mỏng bên trên.
Chụp bản: Để tiến hành chụp bản in, người ta tiến hành pha keo cảm quang với bột bắt sáng, sau đó quét một lớp mỏng lên khuôn lưới, dáng phim cần in lên trên và đặt lên bàn có đèn sáng mạnh bên dưới trong 2-3 phút, xịt nhẹ qua nước, phầm keo bị ánh sáng chiếu vào sẽ không bị tan, còn phần keo bị che chắn bởi phim sẽ bị tan hết, tạo phần rỗng trên bảng in. Sau đó phơi khô và in được.
Pha màu: Màu in được pha hoàn toàn bằng tay, công thức pha màu: 90% chướng in + 10% cốt màu.
Canh tay kê và in: Sau khi đã có bản in, thợ in sẽ tiến hành định vị khuôn in, canh tay kê và in thử lên sản phẩm, độ đẹp của hình in phụ thuộc vào chất liệu và tay nghề thợ in.
Tẩy bản: Sau khi in xong, bảng in sẽ được tẩy sách để dành cho lần in sau.
Những lưu ý quan trọng trong quá trình in
Làm chế bản in lưới thủ công
Chế bản hay thiết kế gốc để chỉ hình ảnh mẫu ban đầu được dùng để in lên áo thun. Thông thường chế bản này sẽ được thiết kế trên các phần mềm như corel hay photoshop chẳng hạn. Sau khi thiết kế xong, mà sắc và các hình ảnh đã được bố trí cân xứng thì hình ảnh sẽ có kích thước thực bằng chính kích thước sẽ in ra trên một loại giấy trong suốt. Ở đây người ta sẽ sử dụng cách in tách màu.
Bàn chụp bản in lụa
Trước khi đem đi in ấn thì cần phải chụp bản, chuyển từ file trên máy tính ra bản giấy. Khi tiến hành chụp, một loại keo sẽ được bôi lên lưới rồi được sấy khô. Ở đây, người ta sẽ cần dùng đến bàn chụp bản in lụa – một thùng gỗ có lắp đèn ánh sáng mạnh với tấm kính trong suốt ở phía trên. Khi đó, sẽ đặt bản in cùng với lưới lên trên, bật đèn; dùng thuốc để tráng phim. Sau khi dội xong soi lên ánh sáng sẽ thấy các lỗ thủng đúng với như hình vẽ ban đầu.
Sản phẩm của in thủ công khá ấn tượng và đẹp mắt
Để in màu mực được lên trên vải, áo thì sẽ cần phải qua một vật trung gian đó là lưới in. Khi in, người ta sẽ rải mực lên trên bề mặt lưới rồi đặt lưới lên trên phần vải cần in; tiếp đến dùng dao gạt mực để gạt cho nó xuống qua các lỗ thủng lên vật cần in. Nếu đó là một bản in nhiều màu thì mỗi màu sẽ qua một lượt như vậy. Đến cuối cùng sẽ được bản vẻ hoàn chỉnh như mong muốn.
Từ khóa:
- Hướng dẫn cách in lưới
- Kỹ thuật in
- Phương pháp in lụa
- Cách làm bản in lụa
Nội dung liên quan:
- Nhãn mác là gì? Tại sao cần phải in nhãn mác sản phẩm?
- Thiết kế catalogue nội thất và một số lưu ý khi thiết kế catalogue
- Quy trình quản lý kho chuẩn với 7 bước cho các cửa hàng bán lẻ