In màu là gì? Kỹ thuật in màu hiện đại nhất 2021
In màu là một công nghệ in phổ biến rộng rãi hiện nay. Hầu như tất cả các ấn phẩm in ấn đều sử dụng in màu để tạo sự đặc biệt, thu hút khách hàng quan tâm sử dụng. Nhưng in màu là gì và có những ưu điểm đặc biệt gì so với in đen trắng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
In màu là gì?
Là sử dụng 4 màu chính trong hệ màu CMYK theo các tỉ lệ nhất định để tạo thành bảng màu đa dạng, khác nhau. Bốn màu trong hệ màu CMYK bao gồm Cyan (xanh), Magenta (hồng), Yellow (vàng), Key (Đen). Các màu này sẽ được hòa trộn để tạo thành màu sắc mong muốn giống trong bảng thiết kế.
Được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo sự đóng góp của 4 màu CMYK. Cụ thể:
- 1 màu: Chỉ có 1 màu bất kỳ của hệ màu CMYK
- 2 màu
- 3 màu
- 4 màu
Tùy theo loại ấn phẩm khác nhau mà có thể lựa chọn số màu in phù hợp.
Ưu nhược điểm của công nghệ in màu
Ưu điểm
- Tạo ra dải màu sắc bắt mắt cho sản phẩm, thu hút sự quan tâm của khách hàng
- Phù hợp với nhiều kỹ thuật in khác nhau như in offset, in laser, in flexo,…
- Có thể ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau với các ấn phẩm khác nhau từ truyền thông đến bao bì, nhận diện thương hiệu
Nhược điểm
- Chi phí để in thường cao hơn in đen trắng thông thường
- Có độ lệch màu nhất định tùy theo chất liệu giấy, công nghệ in,…
Ứng dụng
In có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, kinh doanh hiện nay. In thường được in ấn các ấn phẩm như:
- Ấn phẩm văn phòng: name card, tiêu đề thư, phong bì thư,…
- Ấn phẩm sự kiện: Standee, backdrop,…
- Ấn phẩm marketing: catalogue, tờ rơi, tờ gấp
- Ấn phẩm bao bì: túi giấy, hộp giấy (để tiết kiệm thường lựa chọn 1 màu hoặc 2 màu)
In để sản phẩm thu hút ấn tượng hơn, nhưng tùy theo chi phí cũng như loại giấy mà khách hàng có thể lựa chọn số màu in cho phù hợp.
Kỹ thuật in màu hiện đại nhất
Kỹ thuật phổ biến là in bốn màu sử dụng hệ màu CMYK. Một kỹ thuật đang phát triển khác là , thêm màu gốc da cam và xanh lá cây vào hệ CMYK để tạo phổ màu rộng hơn.
Các bước chính trong bốn màu được miêu tả sau đây.
Tách màu
Trong bước này, hình ảnh màu ban đầu được số hóa (ví dụ như thu qua máy quét ảnh) và tách ra thành 3 phần đỏ, xanh lá cây, và xanh lam. Trước khi kỹ thuật ảnh số ra đời, phương pháp truyền thống là chụp ảnh hình ảnh màu 3 lần, sử dụng 3 kính lọc màu tương ứng. Khi thu được 3 thành phần ảnh này, mỗi bức ảnh riêng rẽ chỉ có độ sáng tối, thể hiện các mức độ đỏ, lục và lam trong ảnh ban đầu:
Bước tiếp theo là nghịch đảo các ảnh này để thu các âm bản. Âm bản của thành phần đỏ thể hiện mức độ màu hồ thủy của ảnh ban đầu. Tương tự âm bản của lục và lam tương ứng với thành phận màu cánh sen và màu vàng.
Các màu hồ thủy, cánh sen và vàng tạo nên các màu gốc in ấn. Khi các màu này trộn với nhau trên bản in, hình ảnh sẽ có màu sắc giống như nguyên bản, theo nguyên lý của phối màu hấp thụ. Tuy nhiên, các mực màu có hạn chế là không tạo ra màu đen thực sự. Để tăng độ nét, người ta thêm quy trình tách thành phần màu đen, và in thêm mực đen lên bản cần in. Có nhiều cách để thu được thành phần màu đen từ nguyên bản như: kỹ thuật thay màu xám, kỹ thuật thay màu dưới, kỹ thuật cộng màu dưới. Kỹ thuật in này do vậy được gọi là in bốn màu hay in CMYK.
Các mực màu hồ thủy, cánh sen, vàng và đen (CMYK) được in độc lập với nhau. Thực tế chúng sẽ lồng vào nhau để tạo hình in cuối cùng.
Lồng màu
Trên thực tế, mực in không thể trộn với nhau hoặc in đè lên nhau. Tại một điểm trên tờ giấy, chỉ có thể in một màu. Do đó các màu được in thành các điểm nhỏ nằm sát nhau, để khi nhìn, ta không trông rõ các điểm màu và ta cảm thấy như có màu sắc tự nhiên trên ảnh. Việc lồng các điểm màu như này gọi là kỹ thuật lồng màu hay lưới màu.
Thông thường, trong các báo chí, người ta dùng độ phân giải cho các tấm lưới ca-rô là từ 60 đến 120 đường kẻ trên một inch (còn gọi là lpi). Độ phân giải này không cao, nhưng kinh tế và phù hợp với giấy báo, có độ thấm hút lớn và không thể in được các chấm màu nhỏ hơn thế. Theo từ chuyên môn, các giấy báo có cỡ điểm ?? (dot gain) lớn. Lưới có độ phân giải 133 đến 175 lpi được dùng cho họa báo và in ấn thương mại. Có thể nhìn rõ các chấm lưới màu khi dùng kính lúp để xem báo.
Các tấm lưới trong kỹ thuật chụp âm bản khi tách màu đã được thay thế việc sử dụng laser để tạo lưới màu trực tiếp trên phim. Kỹ thuật gần đây nhất áp dụng xử lý ảnh kỹ thuật số, xếp chữ máy tính (CTP), cho phép bỏ qua giai đoạn chụp phim âm bản, và xếp chữ thẳng từ tín hiệu số của máy tính. Tín hiệu máy tính điều khiển laser chiếu các lưới màu trực tiếp lên bản xếp chữ. Phương pháp này kinh tế, tăng chất lượng (chất lượng ảnh không bị mất qua khâu trung gian), tiết kiệm thời gian, và giảm lượng chất thải hóa học độc hại ra môi trường do việc rửa phim gây nên.
Lồng màu ngẫu nhiên
Xử lý ảnh kỹ thuật số cho phép lồng màu theo nhiều phân bố khác với lưới ca-rô. Phương pháp được biết đến nhiều nhất là lồng màu ngẫu nhiên. Các điểm màu lúc này đều có cùng đường kính, nhưng mật độ phân bố tăng giảm theo cường độ sáng của màu, và vị trí của từng điểm riêng biệt được rải ra ngẫu nhiên. Phương pháp này loại bỏ hiệu ứng moiré vốn gây khó chịu khi xem ảnh với lưới màu ca-rô truyền thống. Phương pháp cũng này cho độ phân giải tối ưu. Khi sử dụng thêm các màu gốc mới như da cam hay xanh lục, phổ màu sẽ được tăng thêm.
Hầu hết các máy in phun hiện nay dùng phương pháp lồng màu ngẫu nhiên này. Dùng kính lúp, mọi người có thể quan sát các điểm màu ngẫu nhiên trên bản in của máy in phun ở nhà họ. Lồng màu ngẫu nhiên, đôi khi kết hợp với lồng màu ca-rô truyền thống, là tiêu chuẩn hiện nay cho nhiều in ấn bao bì sản phẩm.
Từ khóa:
- Cách in màu
- Giá in màu A4 tphcm
- In màu giấy ảnh
- Máy in màu
Nội dung liên quan:
- In Decal trong là gì? Top 6 Công dụng của decal trong
- Cách in hóa đơn điện tử chi tiết theo quy định của pháp luật
- Tìm hiểu về thẻ từ và sự khác biệt giữa thẻ từ và thẻ chip