In UV là gì? Công nghệ in UV và những điều phải biết khi in UV
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ in khác nhau. Nhưng công nghệ in UV vẫn luôn có một chỗ đứng vững chắc trong ngành in ấn. Vậy bạn đã biết công nghệ in UV là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu về công nghệ in UV và những ưu – nhược điểm của nó nhé!
Công nghệ in UV là gì?
Công nghệ in UV là gì? Về cơ bản thì công nghệ in UV là công nghệ in phun trực tiếp lên bề mặt vật liệu bằng mực in UV và sấy khô ngay lập tức bằng đèn UV (đèn UV LED hoặc UV thủy ngân). Công nghệ in UV có nhiều điểm tương đồng với công nghệ in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV, chúng thường được gọi là mực in UV offset.
Tuy có nhiều điểm tương đồng và giống nhau nhưng công nghệ in UV phức tạp hơn rất nhiều so với in offset thông thường vì chúng phải có hệ thống sấy khô mực UV. Hệ thống này bao gồm đèn sấy và các công đoạn xử lý khác như Corona, UV Nitro, Flame,… hệ thống này giúp mực in UV bám chắc chắn trên bề mặt in (ví dụ như giấy Metalized).
Trên thế giới hiện nay, công nghệ in UV đang dần thay thế các sản phẩm in bằng công nghệ in mực Solvent, Dye,… Các thương hiệu đa quốc gia nhưu HSBC, AEON, McDonald’s,… đều đã áp dụng quy chuẩn sản phẩm quảng cáo như biển hiệu, hộp đèn, đều phải in trên các loại máy in UV chính hãng.
Vậy lý do nào khiến cho công nghệ in UV trở thành lựa chọn thay thế hoàn hảo cho các công nghệ thông thường kia? Lí do sẽ được chúng tôi đề cập ở đoạn sau của bài viết này
Ưu điểm của công nghệ in UV
In UV hiện nay chưa thể xếp vào hạng mục kỹ thuật số giá rẻ vì giá tiền mà bạn phải bỏ ra cho sản phẩm UV là khá lớn. Giá thành rẻ nhất khi in UV cuộn hiện giờ là hơn 200 nghìn đồng/m2. Số tiền này là một trở ngại cho những khách hàng muốn in với số lượng lớn và diện tích lớn. Dó đó, các bạn nên cân nhắc yếu tố quan trọng của chiến dịch quảng cáo trước khi đặt in.
Tuy vậy, điểm khiến công nghệ in UV nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng của khách hàng và các xưởng in là nhờ những ưu điểm vượt trội mà những công nghệ in khác không có được:
- Tính thẩm mỹ: Đây chính là thế mạnh nổi trội mà các sản phẩm in từ công nghệ UV có được. Bề mặt in UV có độ sáng bóng, công nghệ in uv phẳng hoặc sần theo yêu cầu của khách hàng.
- Độ bền: mực in bền màu và ít có khả năng biến dạng, biến đổi theo thời gian. Có thể nó rằng, ít có sản phẩm nào lại có được khả năng giữ màu lâu như in UV. Tuổi thọ của các sản phẩm áp dụng công nghệ in UV là hơn 10 năm.
- An toàn cho người dùng: Ngày nay, rất nhiều sản phẩm in có chứa các chất độc hại, nếu tiếp xúc lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đánh đúng vào tâm lý đó, các nhà sản xuất đã cho ra đời những sản phẩm được in bằng công nghệ in UV như một sự kế thừa và khắc phục những khuyết điểm của công nghệ in khác.
- Mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khu qua hệ thống sấy)
- Tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (in nổi, in bóng, UV cát, metal,…)
- In được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của công nghệ in UV
Công nghệ UV sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng nó cũng không thể nào tránh được một số nhược điểm như:
- Với chất lượng in cao cấp, công nghệ in UV có giá thành đắt hơn các loại máy in thông thường
- Sản phẩm được in UV dễ bị vàng nếu qua đèn sấy UV nhiều lần. Do dùng đèn để làm khô mực nên giấy rất dễ bị biến dạng và nhiễm điện.
- Chi phí bảo quản mực in UV cao, thời gian bảo quản ngắn
- Mực in trong trạng thái ướt chưa khô dễ gây kích ứng da và mắt
- In Uv có thể làm cho độ bóng của giấy bị mất đi do cùng đèn làm khô trong một khoảng thời gian rất ngắn.
Có máy loại in uv hiện nay ?
In uv trên những vật liệu cuộn
Nhu cầu in decal của khách hàng ngày càng tăng cao. Không chỉ trong lĩnh vực quảng cáo mà nhiều lĩnh vực khác cũng sử dụng. Lúc kỹ thuật in uv chưa xuất hiện, người dùng thường in decal sau đó cán màng bảo vệ. Về sau, công nghệ này xuất hiện tạo bước tiến lớn về in ấn, tạo ra sự đột phá so với những kỹ thuật đi trước.
Không chỉ in được decal, máy uv còn in được trên những vật liệu như: hiflex không gân, backlit film, vải canvas, vải silk
Với những kỹ thuật in thông thường. Để có sản phẩm khô ráo từ máy in phải sử dụng thêm quạt gió hoặc máy sấy. In UV cuộn là kiểu in đặc biệt với chế độ sấy khô bằng đèn UV để tăng độ bền, độ bám của mực. Chúng không có cách sấy khô nào khác ngoài cách này.
Để vận hành máy in uv trơn tru, đòi hỏi nhân viên in ấn cần có có kinh nghiệm vận hành máy in trong thời gian dài. Trong quá trình in, đầu phun sẽ di chuyển và giữ khoảng cách nhất định với bề mặt in để tránh quẹt mực làm hư đầu phun.
Mực uv được đảm bảo chặt chẽ, nếu tiếp xúc với ảnh sáng nhiều sẽ gây hỏng mực. Sau khi phun mực lên bề mặt vật liệu và được cuộn đi. Lớp mực trên bề mặt in sẽ được chiếu sáng và sấy khô bởi hệ thống đèn UV.
Vì quy trình in UV nghiêm ngặt và giá thành của mực cũng khá đắt nên chúng thường dùng làm các sản phẩm sử dụng lâu dài như: bảng hiệu, hộp đèn cao cấp, tranh treo tường, tranh phong thủy, tranh in uv.
In uv trên những vật liệu phẳng
In uv phẳng về chất lượng và hình ảnh cũng giống máy in uv cuộn những chúng có những điểm khác như:
- Máy in phẳng in được nhiều chất liệu hơn in cuộn
- In được nhiều lớp mực, có thể in màu trắng được.
- Chỉ in được trên vật liệu có bề mặt phẳng
- Giá in mắc từ 2 – 3 lần so với in uv cuộn
Chất lượng in tuyệt vời, nhiều hiệu ứng bắt mắt
Khác với những vật liệu in giá rẻ khác. Chất lượng in uv rất tốt dù nhìn bằng mắt thường. Bề mặt in thể hiện được độ nổi và độ dày của lớp mực. Đặc biệt, khi trang trí bằng đen led, bạn sẽ thấy các hiệu ứng này còn đẹp hơn.
Tại sao in phun uv lại có chất lượng tuyệt vời như vậy ?. Bỏ qua giá thành in đắt đỏ thì chất lượng của chúng đến từ hệ thống máy in và chất lượng vật liệu tốt.
Qua nhiều giai đoạn thử nghiệm, các nhà sản xuất đã cho ra đời máy in kỹ thuật số hoàn toàn mới được áp dụng những công nghệ tiên tiến của giai đoạn sau này.
Trước đây, khi in mực ngoài trời thì màu đen vẫn còn xuyên sáng. Ngược lại, khi thử nghiệm trên thực tế thì màu đen của in uv cho khả năng cản sáng từ 80 – 90%. Điều này hỗ trợ tốt cho những phông nền sân khấu hoặc làm bảng hiệu. Vì vậy, khi làm hộp đèn, poster, in uv cho hiệu quả hơn hẳn phương pháp in cũ.
Ứng dụng của in uv là gì?
Do in được trên nhiều vật liệu nên chúng sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể như
- Làm bảng hiệu, bảng tên công ty, bảng hiệu chức danh,…
- Làm tranh trang trí
- In băng rôn dùng trong các sự kiện, hội nghị,…
- Dùng làm các sản phẩm trang trí, quà tặng
- In pet dẻo dùng làm cặp, giày, túi xách
- In đá tự nhiên làm tranh phong thủy dán nhà
- …
Từ khóa:
- In UV trên giấy
- Giá in uv
- In UV lên mica
- In UV trên vải
- In UV HCM
- In UV trên kính
- Quy trình in UV
- In UV trên nhựa
Nội dung liên quan:
- Top 5 logo thương hiệu đẹp và nổi tiếng nhất hiện nay
- Túi zip đựng thực phẩm tiện lợi và an toàn sức khỏe
- Công dụng của túi bóng kính và cách lựa chọn túi bóng kính chất lượng
- 15 sản phẩm sáng tạo giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn