5 loại keo dán phổ biến, keo 502 dán được những gì?
Trong hoạt động sản xuất và đời sống ngày nay không thể nào thiếu được các loại keo dán, sử dụng nó để liên kết các vật dụng và tạo nên những sản phẩm tuyệt vời nhất. Cùng chúng tôi tham khảo 5 loại keo dán phổ biển được dùng nhiều hiện nay, keo 502 dán được những gì ngay bên dưới nhé!
Các loại keo dán phổ biến thường dùng nhất
Nội dung bài viết
1. Keo 502 dán được những gì?
Keo 502 dán được những gì, là loại keo công nghiệp có khả năng kết dính nhanh chỉ trong vài giây nên được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, giá thành rẻ, từ đó keo 502 trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dùng.
Thành phần chính của keo gồm: Methylene Chloride, Ethyl Acetate và Toluene, có tác dụng khô nhanh, kết nối tức thì và giúp cho các mối dán vừa đảm bảo được sự chắc chắn, vừa có tính thẩm mỹ cao.
Công dụng: keo 502 dán được những gì được dùng để dán trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau như vải, gỗ, sắt, kim loại, đá, kim cương,… Do đó mà không chỉ trong gia đình, phạm vi sử dụng keo 502 còn ngày càng được mở rộng hơn từ nhà máy sản xuất, xưởng gỗ, giày da,…
Cách sử dụng keo 502 dán được những gì: Thành phần hóa học có trong keo gây ảnh hưởng đến thị lực, thính lực, gây rối loạn vận động, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu tiếp xúc quá lâu.
Do vậy, cần phải trang bị đầy đủ các loại dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với 502 trong thời gian dài như: kính mắt, khẩu trang, găng tay, mặt nạ chống độc. Nếu hít phải mùi của keo 502 sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, gây ngạt khí dẫn đến tử vong.
Môi trường làm việc với keo 502 phải đảm bảo thông thoáng, có cửa sổ, quạt thông gió để làm loãng mùi keo 502.
2. Keo dán con chó
Keo con chó có tên gọi đầy đủ là keo con chó X-66 (DOG X-66) có chức năng siêu dính trên rất nhiều vật liệu khác nhau như sàn đá, đồ nội thất, thuộc da, vải, ghế sofa, cao su, formica,…
Thành phần của keo được dựa trên công thức liên kết linh hoạt các thành phần bên trong đảm bảo đủ thời gian để keo kết dính, bám chặt và luôn duy trì được lực liên kết hoàn hảo nhất.
Keo ở dạng nhớt, vô cùng thuận tiện khi sử dụng, đặc biệt có độ đàn hồi cao, chịu được sự co giãn tự nhiên và cực bền trong môi trường tự nhiên.
Công dụng: Trong quá trình lắp ghép các nguyên vật liệu như việc gắn tấm ốp lên tường, dính thảm xuống sàn nhà, gắn tranh treo tường, … keo con chó được sử dụng như một chất kết dính không thể thiếu được, giúp các vật liệu cố định và gắn chặt với nhau.
Cách sử dụng:
Cách dán giày bằng keo con chó:
– Trước tiên, cần loại bỏ hết bụi bẩn đồng thời làm sạch vị trí cần dán keo. Bôi một lượng keo vừa đủ, hợp lý lên khu vực giày cần được dán.
– Sử dụng gió để làm khô mặt keo vừa bôi trong khoảng thời gian 5 phút, sau đó ép chặt 2 mặt cần dính lại với nhau và dùng băng dính trong để cố định trong khoảng 8 tiếng.
– Cuối cùng bạn chỉ cần bỏ băng dính ra khỏi đôi giày và sử dụng như bình thường.
Dùng keo con chó để dán đồ da thủ công:
– Chà nhám bề mặt da trong trường hợp bề mặt da nhẵn, nếu da có bề mặt nhám sẵn rồi thì không cần thực hiện bước này.
– Bôi trực tiếp keo lên bề mặt da, đợi trong vòng vài phút để keo khô và không nên để keo con chó bị khô quá.
– Để đạt hiệu quả sử dụng cao hơn, nên bôi keo đều ở cả 2 mặt dán.
Sử dụng keo con chó để dán đồ gỗ, nội thất:
– Loại bỏ hết bụi bẩn bám trụ trên bề mặt cần dính.
– Để dễ sử dụng hơn, có thể pha loãng keo con chó bằng các dung dịch chuyên dụng hoặc xăng thơm. Phết một lượng keo vừa phải lên vị trí cần dính.
– Ép chặt hai mặt cần dính với nhau và để trong vòng từ 5 – 7 phút là kết thúc quá trình dán đồ gỗ, đồ nội thất.
3. Keo nến
Keo nến là một loại chất kết dính có ngoại hình dài tương tự như cây nến, thường được làm bằng chất liệu nhựa silicon. Khi ở trạng thái nóng chảy trên 70 độ C, keo nến sẽ có đặc tính kết dính rất hiệu quả, mà không gây tác động đến bề mặt cần dán.
Keo nến được chia làm 4 loại.
Keo nến màu trắng
Là loại keo nến thường thấy nhất, ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực thủ công, may mặc… nhờ độ bám dính lâu dài theo thời gian cũng như không làm ảnh hưởng tới chất liệu được dán. Keo nến màu trắng thường có kích thước khoảng 11,2 x 300mm.
Trong keo nến màu trắng lại chia thành 2 dạng nhỏ là keo nến trắng đục và keo nến trắng sữa. Trong đó loại trắng sữa đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất nên được ưu tiên lựa chọn dán cho các sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
Keo nến màu vàng
Với đặc tính bám dính tốt, khô nhanh và màu sắc trong suốt, keo nến màu vàng được ứng dụng nhiều ở ngành nghề xây dựng, nhất là dán gỗ. Keo nến màu vàng có kích thước tương đồng với loại keo nến trắng ở trên.
Tuy nhiên vì đặc điểm khô nhanh nên người dùng cần thực hiện thao tác dán chính xác và nhanh nhẹn hơn nếu không muốn keo chảy ra ngoài.
Keo nến màu tím
Loại keo nến này có bề ngoài là màu tím đặc trưng, thường được ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất ở nhiều doanh nghiệp vì mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm chi phí cũng như khó làm bong tróc sản phẩm.
Keo nến dạng hạt
Về ngoại hình, keo nến dạng hạt có sự khác biệt rất lớn so với các loại keo nến bên trên, được dùng phổ biến cho súng bắn keo hoặc hệ thống bắn keo tự động. Keo nến dạng hạt thích hợp để dán các loại giấy PE, UV hay thùng carton.
Công dụng: Tất cả các loại keo 502 dán được những gì nến đều sở hữu ưu điểm dễ sử dụng, chịu được môi trường ẩm ướt cao cũng như quá trình gỡ bỏ lớp keo nến khi không dùng tới rất đơn giản. Vì vậy, keo nến thường dùng để kết dính đồ chơi, đồ nhựa, đồ vải, hay linh kiện điện tử,…
Công dụng của keo nến
Đối với những đôi giày dép có đế bị mòn dễ gây trơn trượt, té ngã, có thể sử dụng súng bắn keo nến để tạo ra những đường thẳng bên dưới đế giày. Điều này có thể tạo ra độ ma sát rất lớn khi di chuyển trên mặt đất, đem lại sự an toàn cho bạn.
Đặc biệt, keo nến có khả năng dán được ở mọi bề mặt phẳng khác nhau, đây là điều mà khó có loại keo nào có thể làm được.
Người dùng có thể sử dụng keo nến bằng cách lắp vào súng bắn keo để dùng hoặc hơ trực tiếp dưới ngọn lửa, tuy nhiên khi keo nóng chảy nếu không cẩn thận có thể gây ra phỏng tay. Vì thế, để an toàn nhất bạn nên sử dụng máy bắn keo nến để đảm bảo hiệu quả kết dính cao.
4. Keo dán silicon
Keo Silicon là một hợp chất tổng hợp bao gồm các nguyên tử Silicon và Oxy liên kết với nhau đồng thời có sự liên kết giữa Silicone với nhóm hữu cơ dưới dạng chuỗi Polymer.
Thành phần tổng quát: Keo Silicone được tạo ra từ silicon, chất phụ gia hoặc chất xúc tác. Keo có trạng thái vật lý dạng hồ lỏng có thể đóng rắn khi tiếp xúc với hơi ẩm.
Công dụng của keo silicon
Keo silicon là một loại keo dùng để xử lý, khắc phục các sự cố thường xảy ra tại các công trình xây dựng, nội ngoại thất như:
Bịt kín các vết nứt trên tường, bịt kín các lỗ thủng trên mái nhà, vết nứt con lươn, khe hở vành đai cửa.
Kết dính các loại đá, các vật dụng bằng men sứ và trám cả những miếng gạch men ốp tường, gạch ốp nền bị bông tróc xi măng.
Kết nối mối nối của gạch ngói hay bịt kín lỗ thủng bể chứa nước, hồ cá,…
Cách sử dụng keo silicon
Bước 1: Chuẩn bị các điều cần thiết như: súng bắn keo, chất tẩy, găng tay bảo hộ, và cần phải kiểm tra tính tương thích, độ bám dính của sản phẩm đối với bề mặt vật liệu, không để vết bẩn, vết ố bám trên bề mặt.
Bước 2: Làm sạch bề mặt thi công khỏi bụi hay các chất bẩn khác giúp bề mặt càng nhẵn, càng sạch thì hiệu quả bám dính càng cao. Có thể sử dụng khăn sạch thấm chất tẩy và lau sạch bề mặt hoặc dùng toluene hoặc acetone để lau sạch.
Bước 3: Sử dụng băng dính để bảo vệ khu vực không cần gắn hay trám.
Bước 4: Dùng súng bắn keo có gắn sản phẩm keo silicone để trám keo vào khoảng trống nơi cần gắn. Cần đảm bảo giữa 2 vật gắn có một khoảng trống đủ để thực hiện.
Bước 5: Gạt bỏ phần keo thừa trên bề mặt trám để lớp keo trở nên thẩm mỹ hơn. Đợi cho đến khi keo Silicone đóng rắn. Sau khi keo đóng rắn, bóc lớp băng dính bảo vệ xung quanh khu vực trám keo.
5. Keo sữa – keo 502 dán được những gì
Keo sữa là loại keo dạng nước có màu trắng đục, so với các loại hồ dán thông thường thì keo sữa có khả năng kết dính tốt hơn, bền hơn.
Đây là loại keo PVA với thành phần chính của là Poly(Vinyl Acetac), một hợp chất polymer hữu cơ, có thể dán được trên nhiều bề mặt nên ứng dụng của chúng rất phổ biến và được nhiều người sử dụng.
Công dụng của keo sữa
Keo sữa thường được dùng để dán gỗ, dán giấy, dán tường, dán bìa thùng carton, dán thảm trải sàn, đồ chơi trẻ em,… và đây cũng là vật liệu handmade được nhiều người sử dụng.
Keo sữa có thể pha thêm với nước để dán, thông thường keo sữa rất dính nên trong nhiều trường hợp người ta sẽ pha thêm một chút nước để keo loãng hơn, sử dụng được nhiều hơn nhưng khả năng dính cũng sẽ giảm xuống tỷ lệ với nước.
Đầu tiên đó là phải làm sạch và khô bề mặt cần dán, sau đó quét lớp keo lên bề mặt và dán chúng lại.
Thời gian để keo khô từ 5-10 phút và nếu để lâu hơn càng tốt, lưu ý nếu keo có dính nơi khác thì cần lau sạch trước khi keo bị khô. Keo sữa dạng bịch hay hộp nhỏ thì tiện và dễ sử dụng hơn.
Từ khóa:
- Keo dán nhựa
- Băng keo dán đa năng
- Các loại keo dán thông dụng
- Giá keo dán X2000
- Keo dán đa siêu dính
- Keo dán mọi chất liệu
- keo 502 dán được những gì
Nội dung liên quan:
- Băng keo dính OPP là gì? Ứng dụng của băng keo dính trong đời sống
- Các loại túi zip giấy thông dụng nhất hiện nay và lợi ích khi sử dụng túi zipper
- Bưu cục là gì? Vai trò của bưu cục trong các khâu vận chuyển hàng hóa
- 15 sản phẩm sáng tạo giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn