Khởi nghiệp startup là gì? 8 yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có
Khởi nghiệp startup là gì? Khởi nghiệp có phải là Startup? Đâu là những yếu tố mà người khởi nghiệp trẻ cần có? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn còn nhiều người bị nhầm lẫn. Với những ai đang nhen nhóm cho mình mục tiêu khởi nghiệp lại cần hiểu rõ những điều này hơn hết vì việc nhầm lẫn giữa những khái niệm này sẽ khiến mục tiêu kinh doanh của bạn bị chệch khỏi con đường ban đầu. Cùng xem bài viết để hiểu thêm nhé!
Khởi nghiệp là gì?
Nội dung bài viết
Khởi nghiệp (khởi nghiệp kinh doanh) là khi bạn có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.
Khởi nghiệp theo định nghĩa đơn giản đối với tất cả mọi người hiểu là bạn có ý tưởng kinh doanh gì đó, muốn tự làm chủ và không phải đi làm thuê cho doanh nghiệp hay công ty nào đó
Khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội.
Khởi nghiệp kinh doanh có thể là bạn tự mở cho mình một cửa hàng như bún bò, phở, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ thương mại tức mà mua đi bán lại.
Startup là gì?
Startup là một khái niệm mới xuất hiện và phổ biến ở những năm gần đây. Startup theo định nghĩa của Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky – Neil Blumenthal nói trên tạp chí Forbes:
“A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.” (Tạm dịch: Startup là một công ty hoạt động để giải quyết những vấn đề mà có giải pháp không chắc chắn và không đảm bảo thành công).
Một định nghĩa tương tựa về Startup cũng được chia sẻ bởi Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” – một cuốn sách được coi là “cẩm nang gối đầu giường” của mọi công ty startup:
“A startup is a human institution designed to create new products and services under conditions of extreme uncertainty” (tạm dịch: startup là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn).
Có thể thấy, startup là một danh từ để chỉ doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh. Những dự án kinh doanh này thường được khởi đầu bởi 1-3 người sáng lập, những người tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng việc phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đấy khả thi.
Sự khác nhau giữa khởi nghiệp và startup
Startup có thể là khởi nghiệp nhưng khởi nghiệp lại không chắc là startup. Khởi nghiệp và startup có thể giống nhau ở chỗ cùng bắt đầu với yếu tố “con người” để tạo ra một giải pháp thỏa mãn nhu cầu nào đó từ bàn tay trắng, cùng có mục đích giải quyết nó để thu về doanh thu và lợi nhuận.
Khởi nghiệp, còn có nghĩa là lập nghiệp, được hiểu là hành động bắt đầu của 1 nghề nghiệp nào đó, hình thức phổ thông là thành lập 1 doanh nghiệp. Khởi nghiệp mà nhiều người hay nhẫm lẫn thật chất là khởi nghiệp kinh doanh, theo thời gian cũng như do khởi nghiệp hay đi liền với kinh doanh nên cụm từ này được rút gọn bớt còn khởi nghiệp.
Startup được hiểu là 1 người hoặc 1 nhóm người hay 1 công ty nào đó thực hiện 1 điều nào đó nhưng chưa chắc chắn sẽ thành công.
Tuy nhiên, startup là một danh từ như là một tổ chức, còn khởi nghiệp thì lại là một động từ để phát triển kinh doanh. Vậy nên các sản phẩm của startup không phải là bản thân startup mà giống như là một sản phẩm của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong khi “khởi nghiệp” là khái niệm chỉ việc bắt đầu tạo dựng công việc, sự nghiệp riêng thì “startup” là một trong những loại hình, cách thức mà người ta có thể lựa chọn để “khởi nghiệp”.
Những yếu tố cần có để khởi nghiệp startup thành công
Năng lực sáng tạo không giới hạn
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân người startup phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi, chỉ có sự sáng tạo không giới hạn mới có thể làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh đặc biệt riêng cho startup của mình.
Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.
Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Vậy thì, thay vì tranh giành miếng bánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.
Có vốn khởi nghiệp kinh doanh
Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh. Tiền không phải là tất cả nhưng tiền chắc chắn sẽ giúp bạn thực hiện hóa mục tiêu trên giấy của mình. Nhiều người trước khi bắt đầu khởi nghiệp thường dành thời gian gây dựng cho mình một số vốn nhất định.
Sự kiên trì – không bỏ cuộc
Sở dĩ đức tính kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đã tạo nên sự thành công – “Thất bại là mẹ thành công”. Thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì vượt trội để có thể nhanh chóng đứng lên từ những thất bại.
Kỹ năng cơ bản về kiến thức chuyên môn
Nếu bạn muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.
Ví dụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm chuyên nghiệp, thì bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, âm thanh, cách hoà âm – phối khí hoặc cần biết sử dụng một số nhạc cụ phổ thông… Hay bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản gu thẩm mỹ, thời trang, nắm được xu hướng thời trang, về bán hàng …
Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường
“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, hiểu rõ mình chưa đủ, hãy hiểu rõ cả đối thủ. Nghiên cứu thị trường tiềm năng sẽ cung cấp cho startup có những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp kinh doanh và phát triển kế hoạch kinh doanh; dễ dàng thích ứng với những biến động của thị trường trong tương lai. Những yếu tố cần được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:
- Xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng
- Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp – gián tiếp và đối chiếu với doanh nghiệp mình
- Phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.
Kỹ năng quản lý tài chính
Quản lý tài chính là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp kinh doanh bao gồm từ việc lập kế hoạch để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả, xuyên suốt quá trình thực hiện dự án để đảm bảo việc thực hiện đi đúng với kế hoạch và mục tiêu đề ra, đồng thời phải theo dõi và điều chỉnh đúng lúc, quản lý quá trình thu chi, công nợ của khách hàng, đối tác…
Quá trình startup sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, bạn cần có kế hoạch chi tiêu làm sao vừa phải tiết kiệm và vừa cần hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Kỹ năng ủy quyền – giao quyền
Ủy quyền liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoàn thành công việc. Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp mình.
Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Đây là quá trình xác định chiến lược, phương hướng cho công ty của bạn và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.
Từ khóa:
- Khởi Nghiệp Thuyết Minh
- Khởi Nghiệp Tập 1
- StartUp Khởi Nghiệp
- Xem phim Startup 2020
- Khởi Nghiệp phimmoi
Nội dung liên quan:
- Keo UV là gì? Tất tần tật những điều cần biết về keo UV
- Nhãn mác là gì? Tại sao cần phải in nhãn mác sản phẩm?
- Thiết kế catalogue nội thất và một số lưu ý khi thiết kế catalogue