Kích thước A3, A1, A2, A0 A4, A5,… trong in ấn là bao nhiêu?
Nhiều người hiện nay vẫn luôn thắc mắc về kích thước và kích thước a3 theo đơn vị cm, pixel hay inch là bao nhiêu? Mặc dù sử dụng tương đối nhiều nhưng những thông số về giấy A3 không hẳn ai cũng chú ý. Sau đây saigongifbox.com sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn về kích thước các khổ giấy trong in ấn nhé!
Kích thước A3 là bao nhiêu?
Nội dung bài viết
Cách xác định kích thước a3
Các kích thước A3 được quy định tại ISO 216 với các yêu cầu sau đây:
– Chiều dài chia cho chiều rộng là 1,4142.
– Mỗi kích thước sau A (n) được định nghĩa là A (n-1) cắt giảm một nửa song song với các cạnh của nó ngắn hơn.
– Chiều dài tiêu chuẩn và chiều rộng của mỗi kích thước được làm tròn đến mm gần nhất.
Một điều thú vị là các khổ giấy theo chuẩn Quốc tế EN ISO 216 do Viện tiêu chuẩn Đức ban hành từ năm 1922 có chiều dài các cạnh (đơn vị là mm) theo thứ tự là 1189, 841, 594, 420, 297, 210, 148, 105, 74, 52, 37, 26, 18, 13, 9…thì tỷ lệ của chiều dài và chiều rộng của mỗi hình chữ nhật đem nhân với chính nó (tức là bình phương) luôn xấp xỉ bằng 2. Nghĩa là dãy số trên là cấp số nhân.
Ta có thể hiểu về cấp số nhân, ta thường tìm cách cộng nhiều số liên tiếp. Chẳng hạn như, nếu đem chia 1 cho 3 thì ta được số vô hạn 0,3333… Đem số này viết thành tổng của các số là 0,3 + 0,03 + 0,003 + 0,0003 + … Ta thấy đây là một cấp số nhân với số hạng thứ nhất là 0,3 và công bội là 0,1 (ví dụ như 0,3 x 0,1 = 0,03; 0,03 x 0,1 = 0,003; 0,003 x 0,1 = 0,0003…).
Kích thước A3 chuẩn nhất
Tuỳ vào nhu cầu của người sử dụng giấy A3 mà có thể in với chất lượng khác nhau, pixel càng lớn thì chất lượng ảnh càng rõ.
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về kích thước của khổ giấy A3 mà còn cung cấp thêm thông tin về giấy A3 nặng bao nhiêu gram và có giá bao nhiêu tiền để có thể lựa chọn được loại giấy thích hợp tuỳ vào nhu cầu sử dụng của từng người.
Kích thước A3 tính theo đơn vị mm: 420 x 297 mm. Tức là chiều dài của giấy A3 là 420 mm và chiều rộng là 297 mm.
Kích thước A3 tính theo đơn vị là inch: 16.5 x 11.7 in. Tức là chiều dài của giấy A3 là 16.5 in và chiều rộng giấy A3 là 11.7 in.
Bạn có thể chia đôi loại giấy A2 để được giấy A3 như mong muốn.
Chi phí của giấy in A3
Giấy in A3 có rất nhiều loại khác nhau nên giá thành của chúng cũng khác nhau:
Giấy in A3 Paper One 70 có giá là 130.000đ/Ream.
Giấy Double A A3 giá: 155.000đ/Ream.
Giấy in A3 Paper One 80 có giá: 145.000đ/Ream.
Giấy in A3 Quality 80 có giá: 121.000đ/Ream.
Giấy in A3 Quality 70 có giá: 109.000đ/Ream.
Đây là loại giấy in cao cấp, có độ trắng đạt tiêu chuẩn cao, mịn và đẹp thích hợp với tất cả các loại Máy in phun, Máy in Laser, Máy Fax Laser, Máy Photocopy. Hơn nữa, nếu in đảo 2 mặt giấy sẽ không lo bị kẹt giấy thích hợp cho các nhân viên văn phòng.
Có bao nhiêu loại khổ giấy sử dụng phổ biến hiện nay?
Nếu như bạn không phải là một người trong lĩnh vực in ấn thì chắc hẳn răng bạn sẽ không thể biết được tới các loại kích thước quy chuẩn phổ biến hiện nay. Trên thị trường in ấn hiện nay thì hầu hết trên thế giới đều sử dụng 3 loại khổ giấy quy chuẩn phổ biến. Đó chính là các loại khổ giấy A, B, C, D, E. Và trong các loại khổ giấy này lại có các loại kích thước tiêu chuẩn riêng cho từng loại khác nhau.
Kích thước loại khổ giấy A
Kích thước loại khổ giấy A là một trong những kích thước được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Trong loại khổ giấy A chúng ta lại chia ra các loại khổ giấy có kích thước khác nhau. Và được đặt tên theo tứ tự từ lớn tới nhỏ dần. Được đặt theo thứ tự như: A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15, A16, A17. Đây là 18 loại kích thước của loại khổ giấy A tiêu chuẩn trong in ấn.
Và thông tường thì chúng ta thường sử dụng các loại kích thước của loại khổ: A0-A5 như sau
Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm.
Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm.
Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm.
Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm.
Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm.
Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm.
Và theo thứ tự chúng ta có bảng kích thước tiêu chuẩn của loại khổ giấy A như sau:
STT | KÍCH THƯỚC KHỔ A | ||
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inh) | |
1 | A0 | 841 × 1189 | 33,1 × 46,8 |
2 | A1 | 594 × 841 | 23,4 × 33,1 |
3 | A2 | 420 × 594 | 16,5 × 23,4 |
4 | A3 | 420 × 594 | 11,69 × 16,54 |
5 | A4 | 210 × 297 | 8,27 × 11,69 |
6 | A5 | 148 × 210 | 5,83 × 8,27 |
7 | A6 | 105 × 148 | 4,1 × 5,8 |
8 | A7 | 74 × 105 | 2,9 × 4,1 |
9 | A8 | 52 × 74 | 2,0 × 2,9 |
10 | A9 | 37 × 52 | 1,5 × 2,0 |
11 | A10 | 26 × 37 | 1,0 × 1,5 |
12 | A11 | 18 × 26 | |
13 | A12 | 13 × 18 | |
14 | A13 | 9 × 13 |
Và trong các kích thước của loại khổ giấy A này thì khổ A4 được quy định là khổ giấy chuẩn của loại khổ giấy A này.
Kích thước loại khổ giấy B
Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A. Và cũng tương tự nhu các loại khổ A. Khổ giấy loại B cũng được chia ra nhiều loại kích thước khác nhau. Và được quy định từ B0 – B12.
Kích thước chi tiết các loại khổ giấy B như sau:
STT | KÍCH THƯỚC KHỔ B | ||
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inh) | |
1 | B0 | 1000 × 1414 | 39,4 × 55,7 |
2 | B1 | 707 × 1000 | 27,8 × 39,4 |
3 | B2 | 500 × 707 | 19,7 × 27,8 |
4 | B3 | 353 × 500 | 13,9 × 19,7 |
5 | B4 | 250 × 353 | 9,8 × 13,9 |
6 | B5 | 176 × 250 | 6,9 × 9,8 |
7 | B6 | 125 × 176 | 4,9 × 6,9 |
8 | B7 | 88 × 125 | 3,5 × 4,9 |
9 | B8 | 62 × 88 | 2,4 × 3,5 |
10 | B9 | 44 × 62 | 1,7 × 2,4 |
11 | B10 | 31 × 44 | 1,2 × 1,7 |
12 | B11 | 22 × 31 | |
13 | B12 | 15 × 22 | |
14 |
Kích thước các khổ giấy C
Cũng tương tự các loại khổ giấy A và B. Khổ giấy C thông tường ít được sử dụng trong in ấn hơn. Nhưng đây cũng là một trong những loại kích thước quy chuẩn của các khổ giấy.
Và chúng ta cũng có các kích thước của khổ giấy C như sau:
STT | KÍCH THƯỚC KHỔ C | ||
Cỡ | Kích thước (mm) | Kích thước (inh) | |
1 | C0 | 917 × 1297 | 36,1 × 51,1 |
2 | C1 | 648 × 917 | 25,5 × 36,1 |
3 | C2 | 458 × 648 | 18.0 × 25.5 |
4 | C3 | 324 × 458 | 12.8 × 18.0 |
5 | C4 | 229 × 324 | 9.0 × 12.8 |
6 | C5 | 162 × 229 | 6.4 × 9.0 |
7 | C6 | 114 × 162 | 4.5 × 6.4 |
8 | C7 | 81 × 114 | 3.2 × 4.5 |
9 | C8 | 57 × 81 | 2.2 × 3.2 |
10 | C9 | 40 × 57 | 1.6 × 2.2 |
11 | C10 | 28 × 40 | 1.1 × 1.6 |
12 |
Ngoài các khổ giấy A, B, C như chúng ta nói ở trên. Nhưng trên thế giới còn có thêm 2 loại khổ giấy nữa đó chính là khổ giấy D và E. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chúng ta thì không có sử dụng đến 2 loại loại kích thước khổ giấy này. Vì thế trong bài viết này mình sẽ không đề cập đến 2 kích thước của loại khổ giấy D và E này.
Vai trò của kích thước A3 trong in ấn
Kích cỡ khổ giấy A trong in ấn vô cùng quan trọng vì 3 lý do chính:
Thứ nhất – Tiện dụng: hầu hết các máy photocopy hoặc thiết bị in ấn đều được thiết kế để sử dụng loại giấy có kích cỡ chuẩn của Châu Âu. Vì thế sẽ thật tiện dụng nếu bạn thiết kế in ấn trên các khổ giấy A có sẵn và chuẩn bị nguồn giấy để photocopy và in ấn.
Thứ hai – Thực tiễn: nếu bạn làm trong ngành in ấn thì việc có sẵn các khổ giấy in ấn quy chuẩn A vô cùng phổ biến sẽ mang tính ứng dụng thực tiễn cao. Vì phần lớn khách hàng sẽ yêu cầu và lựa chọn thực hiện in ấn, photocopy xung quanh các kích cỡ này.
Thứ 3 – Chuyên nghiệp: Thông thường các gia đình nếu có in ấn hoặc photocopy thì chỉ sử dụng loại máy nhỏ, phù hợp cỡ A4 trở xuống. Chính vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn thường được khách hàng tìm đến để thực hiện dịch vụ in ấn, photocopy chuyên nghiệp.
Theo đó, các kích thước A3, A2, A1, A0 lớn cần các thiết bị máy photocopy, máy in loại lớn để thực hiện in hoặc photocopy.
Các tiêu chuẩn chi tiết của các loại khổ giấy
Kích thước giấy quy định viết chiều ngắn hơn trước.
Các khổ giấy trong các dãy khổ giấy A, B,C hiện nay đều được thiết kế theo hình chữ nhật.Trong đó tỷ lệ 2 cạnh chính là là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1,414.
Đối với khổ giấy A0 quy chuẩn chi tiết là 1m2. Các cạnh của khổ giấy kích thước A0 sẽ được xác định chính xác là 841×1189 mm.
Các khổ trong cùng dãy giấy có thể đa dạng, có thể có sự khác biệt song cần đảm bảo tiêu chuẩn khổ giấy được theo thứ tự xác định lùi. Cụ thể như sau, khổ giấy sau bắt buộc phải có diện tích bằng 50% diện tích khổ giấy trước. Cách chia đơn giản nhất cho người tìm hiểu chính là cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn để có thể hình thành ra khổ sau.
Các khổ của dãy B theo quy chuẩn sẽ là các khổ giấy chuyên biệt. Công thức của khổ giấy B bằng trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ giấy dãy A.
Các khổ của dãy C được quy định tính theo khổ dãy A và B. Công thức tính của khổ giấy này được thiết lập bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng.
Từ khóa:
- Kích thước A3 Pixel
- Kích thước A4 pixel
- Khổ giấy A3 là bao nhiêu cm
- Kích thước A5 pixel
- Tạo khổ giấy A4 trong Photoshop
- Khổ giấy A4 la bao nhiêu cm
Nội dung liên quan: