Mã Code là gì? Nguồn gốc và lợi ích sử dụng của mã QR code
Đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì có thể nói mã code đã trở nên rất quen thuộc. Thông thường mã code hay xuất hiện ở đa số các ứng dụng tin học, khi các bạn sử dụng đăng ký trình duyệt bất kỳ có thể sẽ được yêu cầu để nhập QR Code. Vậy bạn có biết thực sự mã Code là gì không? Và tại sao mã code lại quan trọng và giúp ích cho cá nhân và doanh nghiệp của bạn? Để làm rõ được vấn đề này saigongifbox.com mời các bạn cùng tham khảo từng phần qua bài viết dưới đây nhé!
Mã code là gì?
Về cơ bản, mã code thực chất là đoạn mã tin học, có thể đọc là QR Code, viết tắt của cụm từ Quick Response Code được hiểu là mã phản hồi nhanh.
Định dạng của mã code thường thấy đó là dang mã vạch 2 chiều theo kiểu ma trận. Chúng ta không thể đọc được mật mã của đoạn code đó thông qua mắt thường mà cần phải dùng máy quét QR code để đọc. Ngoài ra hiện nay trên các thiết bị điện thoại thông minh cũng đã được tích hợp tính năng đọc QR code chuyên biệt.
Dạng QR code thường được dùng với mục đích giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc mua sắm hoặc quét thông tin xác thực một cách nhanh chóng nhất.
Lợi ích của mã code
Như đã đề cập ở trên, code là đoạn mã tin học, vậy nó thường được mã hoá những cái gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, code sinh ra là một dạng mã hoá sử dụng để thay thế một chuỗi ký tự nào đó giúp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Lấy ví dụ như: SMS, URL, số điện thoại, địa chỉ hoặc nội dung bất kì nào đó đều có thể được mã hoá thành code QR.
Để có thể hiểu hơn về lợi ích của Code là gì, chúng ta cùng đi sâu hơn vào giải thích này:
“Giả sử khi bạn bắt gặp một mã QR Code, bạn sử dụng ứng dụng quét QR, nó sẽ tự động dẫn bạn đến một đoạn tin nhắn, văn bản, website hay số điện thoại,… đã được mã hoá từ trước mà bạn không phải mất thời gian đi tìm kiếm nó”
Đây cũng là lợi ích lớn nhất của QR code mà có thể sẽ là một trong những loại mã được sử dụng phổ biến trong tương lai không xa.
Nguồn gốc ra đời của mã Code
Mã Code hay QR Code là loại mã vạch hai chiều do công ty Denso Wave tại Nhật Bản phát triển vào năm 1994. QR viết tắt của Quick Response có nghĩa là đáp ứng nhanh được tạo ra do người tạo có mong muốn khiến mã tạo ra được giải mã ở tốc độ nhanh nhất có thể.
Trở về những năm 1974, mã vạch đã xuất hiện ở rất nhiều các siêu thị lớn, nhỏ của thế giới. Mã vạch là tập hợp nhiều vạch thẳng, màu đen, dày đậm khác nhau được in trên bao bì của sản phẩm. Người ta phải dùng một máy quét tích hợp để có thể đọc được thông tin và giá cả sản phẩm đã được mã hoá ở trên đó.
Điểm hạn chế có loại mã vạch này là việc lưu trữ bị giới hạn, đoạn mã chỉ gồm 20 kí tự chữ và số khác nhau và chỉ có thể quét đọc một chiều do vậy nên rất khó khăn trong việc truyền đạt giá trị sản phẩm của các thương hiệu.
Chính bởi lẽ đó mà công ty Denso Wave đã phát triển và thêm chiều thứ hai, từ đó QR code được ra đời. QR code ra đời như một bản nâng cấp hoàn hảo của loại mã vạch trước đây, khi mà bạn có thể đọc được từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Nhờ vào việc này mà các thương hiệu có thể thể hiện tới 7000 chữ và số trên mã code QR.
Đặc điểm
Khi nhìn vào mã QR, người ta sẽ thấy nó rất bình thường và đôi khi là nhàm chán bởi quá nhiều ký tự mà không thể nào hiểu nổi. Tuy nhiên nó lại chứa rất nhiều thông tin quan trọng và được bảo mật rất tốt, do vậy nó được sử dụng rất nhiều trong việc kinh doanh sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau.
Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL); các thông tin liên hệ của cá nhân hoặc doanh nghiệp như sản phẩm, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ nhà ở; tin nhắn SMS, định vị vị trí địa lý… Cũng tùy thuộc vào thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn…
Có thể nhập tối đa 7.089 chữ số hoặc 4.296 ký tự, bao gồm dấu câu và ký tự đặc biệt trong một mã. Ngoài các số và ký tự, từ và cụm từ cũng có thể được mã hóa. Khi có thêm dữ liệu được thêm vào mã QR, kích thước mã sẽ tăng lên và cấu trúc mã cũng trở nên phức tạp hơn. Đối với từng loại dữ liệu thì được mã hóa cụ thể số lượng các kí tự như sau:
– Số đơn thuần tối đa là 7.089 ký tự
– Số và chữ cái tối đa là 4.296 ký tự
– Số nhị phân (8 bit) tối đa là 2.953 byte
– Kanji/Kana tối đa là 1.817 ký tự
QR Code khác gì với mã vạch truyền thống?
Cùng là mã vạch nhưng QR Code lại là phiên bản cải tiến của mã vạch truyền thống. Mã vạch truyền thống là một dãy các vạch được xếp liền kề nhau, chỉ chứa được tối đa 20 ký tự số, trong khi đó thì mã QR có khả năng chứa tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số.
Điều này cho phép lượng thông tin truyền tải sẽ nhiều hơn, hỗ trợ tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh muốn gửi thông điệp đến khách hàng của mình.
Tính thẩm mỹ
Không chỉ thế, nếu so về kích thước thì QR Code chiếm ít không gian hơn rất nhiều so với mã vạch truyền thống. Nếu in trên sản phẩm hoặc danh thiếp thì sẽ nhỏ gọn và tăng tính thẩm mỹ hơn.
Tiện lợi truy xuất thông tin sản phẩm và thanh toán online
Bạn có thể thường xuyên nhìn thấy mã này trên các sản phẩm mình sử dụng. Doanh nghiệp thường đặt QR Code để người dùng có thể quét mã và truy xuất các thông tin về sản phẩm như nơi sản xuất, loại sản phẩm, thành phần sản phẩm, các danh mục liên quan,…Không chỉ thế, ngày nay mã QR còn được dùng để thanh toán online rất tiện lợi.
Trao đổi thông tin liên lạc nhanh chóng
QR Code cũng có thể được sử dụng để trao đổi các thông tin và phương thức liên lạc. Bạn chỉ cần quét mã và xem giới thiệu về một doanh nghiệp hoặc số điện thoại hay địa chỉ của một người nào đó. Chẳng hạn như bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm bạn bè trên các mạng xã hội như Facebook, Line,… một cách nhanh chóng thông qua mã QR mà các nhà phát triển nền tảng đó cung cấp cho bạn.
Có thể quét mã QR Code trên những ứng dụng nào?
Với những ưu điểm như chứa đựng nhiều thông tin, bảo mật thông tin tốt, dễ truy xuất… Mã QR Code đã xuất hiện khắp nơi và trở nên cần thiết trên nhãn bìa sản phẩm của các thương hiệu. QR Code được xem như là phương thức nhận diện chủ yếu dành cho ứng dụng di động. Do vậy tùy vào từng dòng điện thoại mà bạn có thể tải các ứng dụng truy xuất về để sử dụng.
Cài đặt ứng dụng cho các dòng điện thoại
Người dùng có thể tìm trên kho ứng dụng iTunes hay Android Market từ khóa “QR scanner”, để tải ứng dụng quét QR Code cho iPhone hay điện thoại thông minh dùng Android. Có thể dùng i-nigma cho iPhone hoặc Barcode scanner cho Android. Nhiều dòng điện thoại di động Nokia và BlackBerry cũng đã cài đặt sẵn ứng dụng đọc mã QR.
Các ứng dụng dùng để truy xuất nguồn gốc
Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc bằng cách tải các ứng dụng như: zalo, viber. QR & Barcode Scanner, Buycott – Barcode Scanner Vote. Lightning QRcode Scanner, Barcode Scanner Pro… Hiện nay một số nhà cung cấp tem đã tạo ra ứng dụng truy xuất nguồn gốc. Mục đích để truy xuất tem như Wincheck của công ty WIN.
Một số phần mềm tốt nhất trên smartphone giúp quét mã QR Code
Trên các cửa hàng CHplay và Appstore hiện nay có rất nhiều ứng dụng giúp người dùng có thể sử dụng để quét mã QR Code, tuy nhiên không phải phần mềm nào cũng an toàn và tối ưu cho người dùng đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu như chúng ta không cẩn thận hoàn toàn có thể tải và cài đặt một ứng dụng xấu, qua đó các hacker có thể ăn cắp các thông tin bảo mật trên điện thoại của bạn.
Qua một thời gian tìm hiểu và trải nghiệm trực tiếp, cũng như điều kiện cần là các bạn đã hiểu được mã Code là gì. thì qua đây Wecsaigon sẽ gửi tới cho các bạn một số phần mềm mà các bạn nên tải về để có thể quét QR code đạt hiệu quả tốt nhất:
- QR & Barcode Scanner.
- QR Droid Private™
- i-nigma QR, Data Matrix and EAN Barcode Scanner.
- Buycott – Barcode Scanner Vote.
- ScanLife Barcode & QR Reader.
- Barcode Scanner Pro.
- QuickMark Barcode Scanner.
- Lightning QRcode Scanner.
Từ khóa:
- Tạo mã QR Code
- Quét mã code online
- 9QRCode
- Quét mã vạch
- 9QRCode tạo mã
Nội dung liên quan:
- Top 6 máy quét mã vạch tốt nhất 2021
- Công nghiệp 4.0 là gì? Lợi ích của Công nghiệp 4.0
- Quy trình in tem bảo hành đẹp trên sản phẩm