Mã QR Code là gì? Ứng dụng QR Code trong việc thanh toán
Có thể bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh một ô vuông có rất nhiều ký tự lạ chồng chéo lên nhau và được in lên các sản phẩm hoặc biển quảng cáo. Đó chính là QR Code đấy. Vậy cụ thể thì mã QR Code là gì, dùng để làm gì và chúng ta có thể tự tạo QR Code bằng cách nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mã QR Code là gì?
QR Code (mã QR) là viết tắt của Quick response code (Tạm dịch: Mã phản hồi nhanh), hoặc có thể gọi là Mã vạch ma trận (Matrix-barcode) hay Mã vạch 2 chiều (2D). Đây là một dạng thông tin được mã hóa để hiển thị sao cho máy có thể đọc được.
QR Code xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota). QR Code bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng, có thể chứa những thông tin như URL, thời gian, địa điểm của sự kiện, mô tả, giới thiệu một sản phẩm nào đó,…
QR Code cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc smartphone có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi cho người dùng.
Thành phần của một QR code là gì?
Mã QR tiêu chuẩn có thể được nhận dạng dựa vào 6 thành phần chính:
Quiet Zone (vùng yên tĩnh) – Đây là đường viền trắng trống xung quanh bên ngoài của mã QR. Nếu không có đường viền này, trình đọc QR sẽ không thể xác định được cái gì được và không được chứa bên trong mã QR (do sự can thiệp từ các yếu tố bên ngoài).
Finder pattern (mẫu tìm kiếm) – Mã QR thường chứa ba hình vuông màu đen ở góc dưới cùng bên trái, trên cùng bên trái và trên cùng bên phải. Những hình vuông này cho người đọc QR biết rằng nó đang xem mã QR và ranh giới bên ngoài của mã nằm ở đâu.
Alignment pattern (mẫu căn chỉnh) – Đây là một hình vuông nhỏ hơn khác nằm ở đâu đó gần góc dưới cùng bên phải. Nó đảm bảo rằng mã QR có thể được đọc, ngay cả khi nó bị lệch hoặc ở một góc.
Timing pattern (mẫu thời gian) – Đây là một đường hình chữ L chạy giữa ba ô vuông trong mẫu tìm kiếm. Timing giúp người đọc xác định các ô vuông riêng lẻ trong toàn bộ mã và giúp cho mã QR bị hỏng có thể được đọc.
Version information (phiên bản thông tin) – Đây là một trường thông tin nhỏ nằm gần ô mẫu công cụ tìm trên cùng bên phải. Điều này xác định phiên bản mã QR đang được đọc.
Data cells (các ô dữ liệu) – Phần còn lại của mã QR truyền đạt thông tin thực tế, tức là URL, số điện thoại hoặc tin nhắn mà nó chứa.
Các loại mã QR code là gì?
Mã QR có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhua. Nhưng hiện nay chỉ có bốn loại mã QR được chấp nhận rộng rãi. Loại mã được sử dụng xác định cách dữ liệu có thể được lưu trữ và được gọi là “chế độ đầu vào”. Nó có thể là số, chữ và số, nhị phân hoặc kanji. Loại chế độ được giao tiếp thông qua trường thông tin phiên bản trong mã QR.
- Chế độ số (Numberic mode): Chế độ này dành cho các chữ số thập phân từ 0 đến 9. Chế độ số là chế độ lưu trữ hiệu quả nhất, với tối đa 7.089 ký tự khả dụng.
- Chế độ chữ và số (Alphanumberic mode): Chế độ này dành cho các chữ số thập phân từ 0 đến 9, cùng với các chữ cái viết hoa từ A đến Z và các ký hiệu $,%, *, +, -,., /,: và gồm cả dấu cách. Nó cho phép lưu trữ tối đa 4.296 ký tự.
- Chế độ nhị phân (Byte mode): Chế độ này dành cho các ký tự từ bộ ký tự ISO – 8859–1. Nó cho phép lưu trữ 2.953 ký tự.
- Chế độ Kanji (Kanji mode): Chế độ này dành cho các ký tự 2 byte từ bộ ký tự Shift JIS và được sử dụng để mã hóa các ký tự bằng tiếng Nhật. Đây là loại mã gốc, được phát triển lần đầu tiên bởi Denso Wave. Tuy nhiên, nó đã trở nên hạn chế nhất với chỉ 1.817 ký tự có sẵn để lưu trữ.
QR Code khác gì với mã vạch truyền thống?
Cùng là mã vạch nhưng QR Code lại là phiên bản cải tiến của mã vạch truyền thống. Mã vạch truyền thống là một dãy các vạch được xếp liền kề nhau, chỉ chứa được tối đa 20 ký tự số, trong khi đó thì mã QR có khả năng chứa tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số.
Điều này cho phép lượng thông tin truyền tải sẽ nhiều hơn, hỗ trợ tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh muốn gửi thông điệp đến khách hàng của mình.
Không chỉ thế, nếu so về kích thước thì QR Code chiếm ít không gian hơn rất nhiều so với mã vạch truyền thống. Nếu in trên sản phẩm hoặc danh thiếp thì sẽ nhỏ gọn và tăng tính thẩm mỹ hơn.
Ứng dụng QR Code trong việc thanh toán
Khi nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày một gia tăng thì các đơn vị bán hàng phải không ngừng tìm kiếm các phương thức thanh toán tiện lợi nhất để thu hút được khách hàng. Một trong những giải pháp tiện lợi nhất hiện nay chính là quét mã QR code tại các của hàng để thanh toán. Tất cả những gì người mua hàng cần làm là có một chiếc smartphone có trình đọc mã QR. Trong thanh toán bằng mã vạch, chúng có 2 loại mã QR code như
Quét mã QR Code cá nhân
Khi thanh toán tiền hàng cho khách mua hàng thì các nhân viên quầy thu ngân phải nhập số tiền mà khách cần thanh toán. Sau đó, người mua hàng cần show mã QR code của mình trên ứng dụng để nhân viên thu ngân quét mã QR đó. Lúc này số tiền đó sẽ tự động được khấu trừ trong tài khoản. Lưu ý là mã QR của người mua cần phải được liên kết đến tài khoản ngân hàng hoặc sử dụng mã QR cá nhân có trong ứng dụng Mobile Banking của mình.
Quét mã QR Code cửa hàng
Trường hợp này thì các nhà bán hàng sẽ có sẵn một mã QR đặt tại quầy thu ngân hoặc trong hóa đơn thanh toán. Khi cần thanh toán, người mua hàng sẽ mở ứng dụng quét QR trên smartphone của mình. Tiến hành nhập số tiền phải trả rồi hoàn tất thanh toán nhanh chóng. Hầu hết các siêu thị, chuỗi bán lẻ thời trang, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng ăn uống hay đồ gia dụng,… hiện đều đang áp dụng phương thức thanh toán tiện dụng này.
Cách quét mã QR Code là gì?
Trên iPhone
Đối với người dùng điện thoại iPhone, nếu muốn quét mã QR thì bạn chỉ cần mở ứng dụng camera và quét mã. Thông tin chứa trong mã sẽ hiển thị trên màn hình của bạn sau khi quét.
Trên Android
Một số dòng điện thoại Android có hỗ trợ quét mã QR trên camera thì bạn chỉ cần bật máy ảnh, quét mã và nhận thông tin.
Còn nếu như điện thoại của bạn không hỗ trợ tính năng này, thì bạn có thể sử dụng tính năng quét thông qua các app như Zalo hoặc Google Ống Kính.
Cách quét QR Code bằng Zalo
Bạn vào ứng dụng Zalo trên điện thoại > Thêm > Biểu tượng mã QR > Quét mã.
Hoặc đối với một số dòng điện thoại mới, để thao tác nhanh hơn, bạn có thể nhấn giữ biểu tượng ứng dụng trên màn hình > Quét mã QR.
Cách tạo mã QR cho riêng bạn
QR Code thường được các doanh nghiệp sử dụng trong phương thức kinh doanh của họ, tuy nhiên bạn cũng có thể tự tạo cho mình một mã QR để ghi thông tin của mình cho người khác, hoặc đơn giản chỉ là để lại một lời nhắn vui nhộn nào đó. Cùng xem cách làm nhé!
Đầu tiên, bạn truy cập vào trang web hỗ trợ tạo mã QR TẠI ĐÂY > Chọn hình thức thông tin bạn muốn tạo QR Code (URL, Văn Bản, WiFi,…) > Nhập thông tin vào ô > Tạo Mã QR.
Sau khi hoàn tất bạn có thể thiết kế lại mã QR của mình với các tùy chọn như khung, màu sắc hoặc chèn logo.
Bước cuối cùng là bấm Tải Xuống và đợi trong giây lát để tải ảnh mã QR đó, hoặc để đơn giản hơn ban có thể chụp ảnh màn hình mã QR và chia sẻ cho bạn bè của mình.
Từ khóa:
- Thanh toán QR Code là gì
- Mã QR code
- Mã QR Zalo la gì
- Bằng mã QR
- Mã code
- Cách tạo mã QR tỏ tình
- Mã QR I love you
- Cách quét mã QR
Nội dung liên quan:
- Mã QR Code là gì? Cách tạo mã QR nhanh chóng, đơn giản
- Xốp bọc hàng là gì? Đặc điểm và công dụng của xốp bọc hàng
- Giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi “Gói hút ẩm có hại không”