Mã vạch sản phẩm là gì? Quét mã vạch sản phẩm biết được gì?
Việc mua sắm thông minh trong thời kì công nghệ hiện đại không thể không kể đến lợi ích to lớn của mã vạch. Nhưng bản chất của mã vạch sản phẩm là gì, bạn có biết? Những phân tích dưới đây này giúp các bạn cách thức hoạt động của mã vạch sản phẩm cũng như vai trò của mã vạch trong việc phân biệt hàng thật – hàng giả hiện nay.
Mã vạch sản phẩm là gì?
Nội dung bài viết
Mã vạch (Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin, dữ liệu của sản phẩm hàng hóa mã hóa bằng tổ hợp các khoảng trắng và vạch thắng để biểu diễn các mẫu tự, ký hiệu và các con số. Mọi thông tin về sản phẩm sẽ được thể hiện theo mã vạch sản phẩm như nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô sản xuất hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, kích thước/ thông số sản phẩm, nơi kiểm tra…
Mã vạch sản phẩm bao gồm 2 phần chính:
Mã số hàng hóa: Dãy số thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện mã số này.
Mã vạch: Tổ hợp những khoảng trắng, vạch trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch,…
Quét mã vạch sản phẩm để làm gì?
Quét mã vạch sản phẩm chính là cách thức tối giản nhất để người dùng xác định được hàng thật hay hàng giả, hàng nhái. Một sản phẩm chất lượng được phép lưu thông trên thị trường phải có mã vạch được đăng kí và cấp giấy chứng nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Mã vạch sản phẩm còn giúp doanh nghiệp sản xuất và nhà nước dễ dàng quản lý sản phẩm của công ty.
Trong cuộc sống phát triển như hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ, việc mua sắm cũng người dùng ngày càng thuận tiện hơn với chiếc smartphone. Chỉ từ 3-5 giây, chiếc smartphone sẽ giúp bạn nhận biết hàng thật hay hàng giả nhanh chóng bằng những ứng dụng quét mã sản phẩm. Dưới đây là top những ứng dụng quét mã sản phẩm tốt nhất hiện nay cho:
- Hệ điều hành iOS của Iphone: BarcodeViet, RedLaser, Bakodo, ICheck Scanner
- Hệ điều hành Android: Barcode Scanner for Android, QR & Barcode Scanner, MDZ
Phần mềm quét mã vạch có kiểm tra được hàng thật, giả?
Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên bao bì sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in…, Made by…” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được, việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.
Đa số hàng nhái, hàng giả thường ít chú trọng đến bao bì, mã vạch nên việc kiểm tra bằng phần mềm quét mã thì luôn hữu ích để phân biệt. Tuy nhiên, hiện nay khi ứng dụng này trở nên phổ biến hơn điều đó đồng nghĩa với việc các gian thương cũng nắm bắt được tình hình thị trường.
Trong một số trường hợp, các mặt hàng dù mua tại cửa hàng uy tín nhưng bạn sẽ không thấy thông tin sản phẩm khi quét mã. Nguyên nhân có thể thời điểm đó sản phẩm mới ra mắt nên nhà phát hành phần mềm chưa kịp cập nhật thông tin sản phẩm.
Một lưu ý nữa bạn cần biết, phần mềm quét mã vạch sử dụng dữ liệu so sánh từ các công ty, và nếu như một công ty nào đó không cung cấp thông tin sản phẩm cho phần mềm quét mã vạch thì chắc chắn rằng người dùng khi sử dụng ứng dụng quét mã vạch để quét sẽ không ra thông tin.
Cách đọc mã vạch sản phẩm
Có thể nói, mã vạch sản phẩm chính là “thẻ căn cước” của hàng hóa đó. Gồm 2 phần chính:
Nhận diện mã số hàng hóa
Một số chủng loại mã vạch phổ biến trên thị trường là UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128, trong đó chuẩn mã vạch EAN (European Article Number) của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế được áp dụng cho hầu hết hàng hóa Việt Nam trên thị trường hiện nay.
Mã vạch EAN gốm gồm 13 con số chia làm 4 nhóm theo thứ tự:
- Nhóm 1: 3 chữ số đầu – Mã quốc gia sản xuất hàng hóa
- Nhóm 2: 6 chữ số tiếp theo – Mã số doanh nghiệp sản xuất do tổ chức GS1 Việt Nam cấp
- Nhóm 3: 3 chữ số tiếp theo – Mã sản phẩm do doanh nghiệp tự cấp
- Nhóm 4: Chữ số cuối cùng – Số về kiểm tra
Người dùng hoàn toàn có thể áp dụng bước đầu cách kiểm tra mã vạch thật hay giả đơn giản dưới đây:
Bước 1: Ba chữ số đầu tiên tương ứng với xuất xứ quốc gia của hàng hóa đó (quy định theo hệ thống mã vạch chuẩn).
Ví dụ như hàng hóa sản xuất tại Việt Nam sẽ có 3 chữ số đầu là 893, sản xuất tại Trung Quốc sẽ bao gồm các mã 690, 691, 692, 693, và tại Thái Lan sẽ là 885.
Bước 2: Sau khi xác định được xuất xứ quốc gia, bạn tiếp tục kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch sản phẩm đó theo nguyên tắc sau:
Lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để đối chiếu). Tiếp theo, bạn lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ, nếu khác 0 là không hợp lệ. Để xác minh, tiếp tục quét mã vạch sản phẩm để biết hàng thật hàng giả.
Nhận diện mã vạch
Thực chất, máy quét mã vạch sẽ sử dụng loại đầu lọc quang học với chùm tia sáng hoặc tia laser để đọc mã vạch. Để máy nhận diện chính xác nhất, mã phải rõ ràng nhất, màu sắc vừa phải, kí hiệu không biến dạng hay mất nét. Sau khi quét, máy đọc sẽ giải mã vạch đó bằng phần mềm dưới dạng Firmware.
Mã vạch như thế nào là hàng thật? Đó là khi máy quét có thể hoàn toàn đọc được mã vạch trên sản phẩm này. Cuối cùng, mọi thông tin, dữ liệu sau đó sẽ được chuyển vào máy tính hay những thiết bị hỗ trợ cần thông tin này.
Cách thức đơn giản để cài đặt ứng dụng
Bước 1: Tải ứng dụng quét mã vạch tương thích với hệ điều hành của chiếc smartphone của bạn (Android & iOS).
Bước 2: Khởi động app quét mã và cho phép quyền truy cập vào Camera điện thoại.
Bước 3: Mở ứng dụng quét mã vạch, di chuyển camera của điện thoại tới phần mã vạch (mã QR) để quét. Mọi thông tin, đánh giá về sản phẩm sẽ hiện ra ngay sau đó.
Ý nghĩa của các loại mã vạch
Mã vạch giống như một chứng minh thư của hàng hóa. Thông qua mã vạch chúng ta có thể biết chính xác nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Tùy vào quốc gia và vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ khác nhau. Mã vạch của hàng hóa sẽ bao gồm hai phần, bao gồm: mã số của hàng hóa để con người nhận diện và mã vạch để các loại máy quét đọc nhận diện.
Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa và mục đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều loại. Trong đó phổ biến nhất trên thị trường gồm: UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code 128.
Hiện nay, ở Việt Nam hàng hóa trên thị trường đa phần được áp dụng chuẩn mã vạch EAN. Mã vạch EAN gồm 13 con số chia làm 4 nhóm, gồm: mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ gồm 3 chữ số đầu. Mã số doanh nghiệp gồm 4, 5, hoặc 6 số tiếp theo do tổ chức GS1 Việt Nam cấp cho khách hàng.
Từ khóa:
- Tra mã vạch online
- Cách kiểm tra mã vạch hàng thật
- Bảng mã vạch các nước
- Mã vạch sản phẩm
Nội dung liên quan: