Net Weigh và Gross Weight là gì? So sánh giữa Gross Weight và Net Weight
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường nghe thấy net weight và gross weight để nói về cân nặng hàng hóa. Nhiều bạn sẽ chưa thể hiểu rõ về khái niệm này như thế nào. Ngay sau đây chúng ta cũng tìm hiểu net weight và gross weight là gì? Sự khác nhau giữa 2 khối lượng này như thế nào nhé!
Net weight là gì?
Net weight dịch theo ngôn ngữ tiếng việt có nghĩa là “khối lượng tịnh”. Hiểu nôm na nó là khối lượng của vật thể không bao gồm trọng lượng của vật liệu bao bì, thùng chứa hoặc bao bì khác.
Net Weight được viết tắt là NW, thường được ghi ở bên ngoài các vỏ bao bì bởi các nhà sản xuất.
Ví dụ: Trên bao bì của một gói phở bò có ghi Net Weight 120g. Điều đó có nghĩa tổng khối lượng của tất cả nguyên liệu bên trong bao gồm cả dầu, muối, phở khô, … là 120g, không tính khối lượng bao bì.
Công thức tính khối lượng tịnh
Trọng lượng tịnh được xác định dựa vào giá trị của trọng lực (g) tác dụng lên vật. Bạn có thể tham khảo công thức dưới đây:
- W = m x g hoặc là W = m.g
- Ngoài ra nếu tính theo lực thì có công thức như sau: F = m.g
Trong đó:
- F là trọng lượng tính thẹo lực N
- M kí hiệu của khối lượng tính là Kilogam.
- G kí hiệu của gia tốc trọng trường (m/s2)
Gross Weight là gì?
Gross weight hay được viết tắt ở trên các loại bao bì là G.Weight đây có nghĩa là trọng lượng của cả bao bì (bao gồm trọng lượng của vật thể NW và vỏ bọc/hộp đựng nữa) nó có nghĩa tiếng anh được dịch ra là “trọng lượng thực tế “ tức trọng lượng bao gồm bao bì . Ngoài ra chúng ta cũng thấy một số đại lượng tương tự như là Net weight được ký hiệu là N.Weight đây là đại lượng thể hiện trọng lượng của vật thể hay còn gọi là trọng lượng tịnh, tức trọng lượng sau khi trừ phần bao bì ra .
Quy ước chung đối với hiệp hội hàng không IATA thì trọng lượng thực tế sẽ quy đổi thông qua công thức :
V.W = (Dài x Rộng x Cao) / 6000
Trong đó : Đơn vị tính là Cm (Centimet)
Ý nghĩa Gross Weight trên xe tải và Container
Bên trên chúng tôi đã nói rõ về phần trọng lượng gross và net trong việc vận chuyển hàng hóa. Vậy trong ngành xe tải thì điều này được hiểu như thế nào?
Trong các tờ phiếu đăng kiểm thường hay để tự trọng, tổng tải trọng hàng hóa, điều này chính là đăng nói về gross weight và net weight.
Gross weight đối với xe tải
- Net weight hay còn gọi là khối lượng bản thân, chính là phần chassis (chưa kèm thùng xe).
- Gross weight chính là khối lượng toàn bộ TK lớn nhất/ cho phép lớn nhất có thể chuyên chở.
- Mỗi loại xe tải có mức tải trọng khác nhau, mức tải trọng cho phép chuyên chở cũng khác nhau.
- Chẳng hạn như xe tải Isuzu 1t4 hay xe tải Isuzu 1t9 thì tổng tải trọng cho phép chuyên chở hàng hóa lên đến 2t5 hoặc đến 2t9. (Đây là là phần gross weight) mà quý khách hàng cần nên nắm.
- Khi nắm rõ điều này, quý khách sẽ không vi phạm quá tải khi tham gia giao thông.
Gross weight đối với xe container
Gross weight trên xe container có sự khác nhau đối với xe tải. Gross weight cont 20 và gross weight cont 40 cũng có sự khác biệt.
Gross weight cont 20:
- Thông thường khách hàng sẽ hay thắc mắc cont 20f chở được bao nhiêu tấn hàng. Tuy nhiên, điều này còn quá chung chung.
- Khả năng chứa hàng theo thiết kế kỹ thuật hay khả năng chứa hàng do hãng tàu quy định. Hiện tại mình thấy các hãng tàu chấp nhận container 20 feet trọng lượng hàng tối đa thường là 25 T.
- Tuy nhiên hãng tàu vẫn cho phép khách hàng có thể chở hàng nhiều hơn ( có thể là 26 T hoặc 27 T) với điều kiện phải đóng thêm một khoản phí hoặc bắt bạn ký LOI.
- Như vậy, gross weight cont 20 thường chỉ chuyên chở giao động từ 25t đến 27t. Do đó, quý khách hàng nên hỏi rõ hơn về điều này.
Gross weight cont 40″
- Container 40 feet là loại cont dùng để chứa những mặt hàng cồng kềnh. Với container 40’DG chứa được tầm 67 khối (CBM), và thiết kế kỹ thuật cho phép cont này chứa 30 tấn.
- Cũng giống như container 20f; gross weight cont 40f cũng phụ thuộc vào thiết kế kĩ thuật và do hãng tàu quy định.
- Vì vậy, quý khách hàng cần tìm hiểu kĩ trước khi quyết định chuyên chở hàng hóa.
So sánh giữa Gross Weight và Net Weight
Như đã chia sẻ thì Gross Weight chính là tổng trọng lượng hàng hóa, còn Net Weight chỉ là khối lượng của hàng hóa. Vậy ta có thể thấy GW bao gồm NW trong đó.
Bạn cần lưu ý rằng sau trong vận chuyển hàng hóa người ta thường sẽ tính theo Gross Weight thay vì NW. Vì vậy bạn cần phải tối ưu đơn vị này để tiết kiệm các chi phí không đáng có. Đặc biệt trọng vận chuyển hàng bằng máy bay.
Nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa gross weight và net weight. Khi mua hàng khách hàng hay thắc mắc tại sao hàng hóa nhỏ nhưng phí ship lại cao.( Lúc này chưa tính cân nặng của bao bì)
Net weight viết tắt là NW chính là khối lượng tịnh, khối lượng của vật thể, không tính bao bì kèm theo.
Kiện hàng lá côn xe tải Isuzu 3kg đó chính là net weight.
Gross weight và net weight chỉ khác nhau ở phần bao bì đóng gói. Chính vì vậy mà nhiều khách hàng thường nhầm lẫn.
Như vậy quý khách hàng đã có thể hiểu rõ về khối lượng net và gross khác nhau ở điểm nào? Khi nhập hàng với số lượng hàng hóa, quý khách cần hỏi rõ phần sản phẩm cân nặng bao nhiêu kg, phần bao bì có khối lượng bao nhiêu, để không bị bùng tiền ship quá cao.
Cách để tối ưu Gross Weight khi đóng gói và vận chuyển hàng
Muốn tối ưu được GW thì chúng ta cần dựa vào 1 trong 2 yếu tố chính là NW hoặc là khối lượng bao bì đóng gói. Riêng hàng hóa thì chúng ta rất khó để thay đổi và gần như là nó đã được định sẵn, do đó chỉ còn khối lượng và kích thước của bao bì để chúng ta có thể lựa chọn.
Để đảm bảo hàng hóa được an toàn không bị trầy xước hoặc hạn chế va đập thì người đóng hàng thường sẽ bọc bên ngoài một lớp xốp khí hoặc màng xốp từ chất liệu Foam. Và ở ngoài kiện hàng sẽ được đóng thêm một lớp thùng carton, tùy theo loại hàng mà sử dụng có thể là thùng carton 3 lớp, 5 lớp hoặc 7 lớp.
Tham khảo thêm một số quy cách đóng gói hàng hóa
- Trước khi vận chuyển tất cả hàng hóa nên được đóng gói đảm bảo an toàn.
- Bao bì cần lựa chọn loại vừa đảm bảo độ bền, chắc nhưng cũng không nên sử dụng loại quá lớn so với hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
- Lúc đó gói cần chèn lót cẩn thận để hạn chế việc xê dịch hàng.
- Dùng băng keo đóng kín sản phẩm.
- Bao bì đều phải được in đầy đủ thông tin sản phẩm và nhà sản xuất.
- Bạn nên đặt các loại thùng carton có kích thước vừa phải, nên đặt hàng mới thay vì lựa chọn thùng cũ hoặc mua những thùng giấy bìa carton được sản xuất sẵn.
Từ khóa:
- Net weight vs gross weight
- Gross weight
- Net weight gross weight
- Net net weight là gì
- Net weight viết tắt
- Trọng lượng tịnh
- Volume Weight là gì
Nội dung liên quan:
- Các loại máy in offset mini phổ biến hiện nay và quy trình vận hành của chúng
- Túi nhựa pe là gì? Quy trình sản xuất túi nhựa PE
- Bao rác nào vừa an toàn cho người sử dụng, vừa thân thiện vơi môi trường?