Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Sản phẩm khác

Nhãn hiệu là gì? Giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp

Nhãn hiệu hay Nhãn hiệu hàng hóa (viết tắt là NH) là những thuật ngữ được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường. Nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ,… từ thời cổ xưa, khi mà nền kinh tế tự cung, tự cấp bị phá vỡ, sản xuất và trao đổi hàng hóa được hình thành và chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại. Thế nhưng hiện nay vẫn còn những chủ doanh nghiệp không biết nhãn hiệu là gì, không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp, vì thế họ cũng thờ ơ với việc đăng ký bảo hộ cho loại tài sản trí tuệ này.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu (trademark) là thuật ngữ đã được chuẩn hóa quốc tế. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra định nghĩa nhãn hiệu dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó nên cũng có những điểm khác nhau. Là quốc gia phát triển sau, các nhà lập pháp Việt Nam đã tiếp thu kinh nghiệm của các nước phát triển để đưa ra khái niệm mang tính khái quát, bao trùm hơn:

nhan
nhan

Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

Mặc dù có những điểm khác nhau trong quy định pháp luật của mỗi quốc gia nhưng điểm giống nhau cơ bản là nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng như các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cụ thể mà chỉ đưa ra các loại dấu hiệu phổ biến có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Ví dụ để giải thích chi tiết hơn về thuật ngữ này:

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm. Ví dụ:

  • Sản xuất ô tô: Ford, Toyota, Honda, Hyundai,…
  • Sản xuất điện thoại: Apple, Samsung, Nokia,…
  • Sản xuất máy tính: HP, Dell, Asus,…

Hiểu như thế nào là thương hiệu?

Hiện nay thuật ngữ “thương hiệu” được sử dụng một cách rộng rãi. Khi nói đến thương hiệu thì luôn đi kèm với giá trị của nó. Ví dụ: “Thương hiệu top 1 Việt Nam”, “Thương hiệu đắt giá nhất”… Thương hiệu được gọi tên trùng với nhãn hiệu nên hai khái niệm này thường có sự nhầm lẫn với nhau. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:

– Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều công nhận thì thương hiệu sẽ trở nên nổi tiếng, có giá trị.

– Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ mà chỉ được xã hội và người tiêu dùng công nhận.

– Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu.

– Thương hiệu không thể xác định chính xác thời gian tồn tại.

nhan
nhan

Phân loại

Căn cứ vào các thành tố, tính chất, chức năng mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại nhãn hiệu theo các điểm chung như sau:

Phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ:

  • Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu;
  • Chữ cái, chữ số;
  • Hình vẽ, ảnh chụp;
  • Màu sắc;
  • Sự kết hợp các yếu tố trên;

Luật Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển cho phép các dấu hiệu 3 chiều, âm thanh, mùi vị và cách thức trình bày sản phẩm cũng có thể bảo hộ là nhãn hiệu. Còn pháp luật Việt Nam chưa có quy định để bảo hộ và thực tiễn cũng không thừa nhận các loại dấu hiệu này.

nhan
nhan

Phân loại theo mục đích sử dụng:

  • Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa;
  • Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ;
  • Phân loại theo tính chất:
  • Nhãn hiệu tập thể là NH có nhiều chủ đồng sở hữu và sử dụng;
  • Nhãn hiệu liên kết là các NH giống hoặc tương tự nhau do cùng 1 chủ sở hữu đăng ký để sử dụng trên các sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau;
  • Nhãn hiệu chứng nhận dùng để chứng nhận về đặc tính của sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, phương pháp sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng,…;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là NH đã có danh tiếng, nhiều người biết đến

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Thương hiệu

Đăng ký bảo hộ

Được pháp luật bảo hộ. Đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực tại thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ. Không được pháp luật bảo hộ. Do doanh nghiệp tự xây dựng và phát triển.

Dấu hiệu nhận biết

Có các dấu hiệu nhận biết và nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng.

Thời hạn

10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. Tồn tại lâu dài và không xác định được thời gian tồn tại cụ thể.

Ý nghĩa

Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Một số lưu ý khi đặt tên thiết kế nhãn hiệu

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó

Từ khóa:

  • Ví dụ nhãn hiệu
  • Tra cứu nhãn hiệu
  • Các nhãn hiệu nổi tiếng
  • Nhãn hiệu
  • Các loại nhãn hiệu

Nội dung liên quan:

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker