Nylon là gì? Ứng dụng của nylon trong cuộc sống
Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với khá nhiều đồ dùng gia đình bằng nylon nhưng hẳn chưa hiểu rõ bản chất của nó cũng như loại nào an toàn sức khoẻ… Cùng tìm hiểu thử nylon là gì? Đâu là loại chúng ta thường dùng và nên chọn dùng ngay bài viết sau đây nhé!
Nylon là gì?
Nylon là gì? Nylon là tên gọi chung cho 1 nhóm các polymer tổng hợp, thuộc nhóm nhựa công ngiệp Polyamide (nhựa PA).
Với đặc tính mềm, mịn nhưng không thấm nước, chịu được các hiện tượng thời tiết, có thể kháng lại các ảnh hưởng của tự nhiên như nấm mốc hay côn trùng, nylon nhanh chóng được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề từ nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải đến xây dựng…
Từ sợi nylon hay nylon miếng người ta có thể chế tạo ra các sản phẩm quen thuộc như thảm lau chân, khăn trải bàn, áo mưa, túi đựng rác, găng tay, màng bọc thực phẩm, dụng cụ nhà bếp…Trong đó được sử dụng nhiều nhất hẳn là túi nylon.
Polyhexamethyleneadipamide thuộc nhóm nhựa công nghiệp Polyamide. Polyamide gọi tắt là nhựa Pa. Năm 1935 từu một loại hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ, giáo sư Wallace Hume Carothers, Công ty DuPont (Mỹ) đã chế tạo nên nylon. Sợi tơ nylon này bền chắc, dẻo dai và đàn hồi hơn bất cứ loại sợi tơ thiên nhiên hay tổng hợp nào ở thời kỳ đó.
Và nylon nhanh chóng được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong ngành sản xuất thương mại và tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp tơ sợi trên thế giới.
Cách phân loại nylon theo chất liệu
Các sản phẩm nylon trên thị trường chủ yếu chế tạo từ PolEthylene (Nhựa PE) và PolyPropylene (nhựa PP).
Nhựa PE
– Là 1 loại nhựa nhiệt dẻo, màu trắng hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.
– Nó trơ về mặt hóa học (không phản ứng với các chất chứa axit, kiềm, brom và ít bị hòa tan trong nước, các loại dung môi, chất tẩy…).
– Nhựa PE hấp thụ và giữ mùi trong bản thân bao bì và có thể hấp thụ ngược trở lại thực phẩm chứa đựng trong nó.
– Tùy từng loại mà PE có nhiệt độ nóng chảy khác nhau, ở khoảng 120 độ C.
Tùy theo mật độ PolyEthylene người ta lại chia nhựa PE thành nhiều loại, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là HDPE và LDPE.
Nhựa HDPE
HDPE là nhựa có mật độ PolyEthylene cao. HDPE có độ bền cao, chịu va đập, ít biến dạng hay trầy xước, chịu được nhiệt độ 120 độ C trong thời gian ngắn, không bị tác dụng của môi trường, không tiết ra độc tính.
HDPE được xem là loại nhựa tốt nhất và an toàn nhất. Nó được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực bao bì, thường dùng để sản xuất các sản phẩm bằng nhựa như: chai nhựa, bình đựng sữa, các loại bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa, bình chứa dầu ăn, đồ chơi và 1 số túi nhựa.
Các sản phẩm làm từ nhựa HDPE thường được ký hiệu số 2 trên bề mặt để nhận biết.
Nhựa LDPE
LDPE là nhựa có mật độ PolyEthylen thấp, trơ về mặt hóa học nhưng kém bền về vật lý hơn so với HDPE (chịu nhiệt ở 95 độ C trong thời gian ngắn nên không dùng được trong lò vi sóng, dễ gãy vỡ và trầy xước hơn so với HDPE).
Ứng dụng chủ yếu chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon, túi đựng hàng và vỏ bánh.
LDPE được ký hiệu số 4 trên các sản phẩm thành phần.
Nhựa PP
Đặc điểm:
– Tính bền cơ học cao (khó bị xé hay kéo đứt), tuy nhiên dễ bị xé rách khi có 1 vết cắt hay vết thủng nhỏ, khá cứng, không mềm dẻo như PE, thường được chế tạo thành dạng sợi.
– Hơi trong suốt, độ bóng bề mặt cao, có khả năng in ấn trên bề mặt rõ nét.
– Chịu được nhiệt độ cao 130 – 170 độ C.
– Có khả năng chống thấm oxy, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
Nhờ khả năng trơ về hóa học tương đối cao và độ bền vật lý cũng như độ bền nhiệt tốt nên nhựa PP được dùng rộng rãi trong chế tạo hộp đựng thực phẩm (nhất là loại dùng được trong lò vi sóng), bao bì 1 lớp bảo quản thực phẩm, bao bì đựng lương thực hay ngũ cốc.
PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với bao bì sản phẩm nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo độ bóng cao cho bao bì, đồng thời dễ in ấn và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt).
Nhựa PP được ký hiệu số 5 trên sản phẩm.
Ứng dụng của nylon là gì?
Tháng 5, 1940 lần đầu tiên nylon xuất hiện trên thị trường với vai trò dùng để làm tất. Sự ra đời này đã tạo nên một cơn sốt trên thế giới, được người tiêu dùng thích thú và lựa chọn. Chỉ sau một năm ra đời số lượng tất bán được là 64 triệu đôi – một con số mà các nhà bán hàng luôn ao ước.
Năm 1941 – 1945 Mỹ sử dụng nylon (nhựa Pa) vào các sản phẩm phục vụ cho quân đội như vải quân dụng chống nước, chống đạn, vài làm lốp ô tô, dù, dây thừng,… Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu sự phổ biến của nhựa Pa. Theo tính toán năm 1945, sản lượng nylon trên toàn thế giới là 25.000 tấn. Và đến năm 2006 là 3,9 triệu tấn.
Nylon là một dạng tơ sợi, mà tơ sợi ngày nay được chế tạo từ nhiều loại nhựa khác nhau nhưng nylon vẫn giữ một vai trò phổ biến khó có thể thay thế. Nylon có nhiều loại: Nylon 66, nylon 6, nylon 11, nylon 12,… Một số loại nylon dùng để chế tạo các chi tiết kỹ thuật, màng phim,…
Tại Việt Nam, ngoài việc ứng dụng nylon để sản xuất vải vóc quần áo thì còn được dùng để làm thảm lót sàn, sợi bàn chải đánh răng, lưới đánh cá, sợi vợt cầu lông,…
Chuyên gia khuyên dùng
Chọn nylon an toàn cho sức khỏe sẽ cần lưu ý khi dùng chúng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Trong trường hợp này, thường khuyến khích chọn nhựa HDPE hoặc nhựa PP.
Nếu so sánh về độ bền và khả năng chịu nhiệt thì nhựa PP có ưu thế hơn so với HDPE.
Sản phẩm làm từ nhựa HDPE hay PP đều là sản phẩm an toàn sức khỏe và thân thiện môi trường, có khả năng tái chế.
Riêng với sản phẩm từ nhựa LDPE dù chúng cũng khá an toàn nhưng lại không thể tái chế, kém thân thiện với môi trường.
Để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường, mọi người cần hiểu để chọn đúng sản phẩm nhựa nylon an toàn, có khả năng tái chế, tránh “chất thải nhựa” phá hủy sự trong lành sạch đẹp của không gian sống và môi trường tự nhiên.
Từ khóa:
- Ni lông tiếng Anh là gì
- Vải nỉ lông là gì
- Túi ni lông là gì
- Sợi ni lông
- Nguồn gốc của túi ni lông
- Sợi ni lông được làm từ gì
Nội dung liên quan:
- Pound là gì? 1 lbs bằng bao nhiêu kg? Cách đổi kg ra lbs?
- Hướng dán sử dụng và công dụng bất ngờ của miếng cách nhiệt chống nóng
- Giấy couche là gì? Giấy C100 C200 C300 là gì? Cách định lượng giấy