Sản phẩm khác

Packing List là gì? Tìm hiểu về packing list trong xuất nhập khẩu

Packing (Packing list) là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu. Thế nhưng, đối với một số người thì đây vẫn là một khái niệm vô cùng lạ lẫm. Vậy packing là gì, có tác dụng gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp nhé.

packing
packing

Packing là gì?

Packing (Packing list) là phiếu đóng gói hàng hóa, phiếu chi tiết hàng hóa danh sách hàng, bảng kê còn được gọi là phiếu đóng gói. Đây là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

Trên packing list thể hiện rõ ràng, chi tiết việc người bán đã xuất những gì cho người mua. Qua phiếu này, người mua có thể kiểm tra, đối chiếu lại xem có giống với những đơn hàng mình đặt hay không.

Trên mỗi 1 phiếu chỉ thể hiện được số lượng hàng hóa, phương thức đóng gói hàng chứ không thể hiện được giá trị của lô hàng. Tuy nhiên, cũng có một số ít dùng chung cả invoice và packing list.

Phân loại packinglist

Hiện nay, ở Việt Nam và cả trên thế giới đều đang dùng 3 mẫu packing list thông dụng nhất, cụ thể như sau:

Detailed packing list

Đây là phiếu đóng gói chi tiết. Loại này có nội dung vô cùng chi tiết cho từng đơn hàng. Đây là loại packing list phổ biến nhất, được cả người bán và người mua trực tiếp dùng.

Neutra packing list

Đây là phiếu đóng gói trung lập. Trên loại này không hiển thị tên của người bán hàng. Điều này có thể gây bất tiện một chút trong quá trình giao dịch

Packing and Weight list

Đây là dạng phiếu đóng gói có kèm theo bảng kê trọng lượng. Đây được xem là loại packing list chi tiết nhất.

Vietbox.vn là công ty chuyên cung cấp thùng giấy carton, hộp giấy, túi nhựa, màng pe, giấy kraft, xốp hơi số lượng lớn cho shop, cửa hàng với giá cạnh tranh nhất.

Tác dụng của packing là gì?

Packing list là một phần vô cùng quan trọng trong xuất nhập khẩu. Khi nhìn vào phiếu đóng gói này ta sẽ thu nhận được những thông tin cụ thể như sau:

Trong container hàng hóa đã được chỉ định có số lượng hàng là bao nhiêu? Trọng lượng là bao nhiêu?
Số kiện bao nhiêu, số pallet thế nào? Tại đây có bao nhiêu hàng hay các kiện nhỏ được đóng trong hộp, thùng lớn?

Hàng hóa sẽ được bốc dỡ bằng tay (tốn nhiều nhân công, thời gian, tiền bạc) hay là dỡ hàng hóa bằng xe nâng (tiết kiệm thời gian, chi phí).

Thời gian dự kiến để dỡ hết hàng là bao lâu? Từ đó có thể tính toán được số lượng hàng hóa có thể dỡ trong 1 ngày. Điều này vô cùng quan trọng đối với người mua trong việc bố trí nhân lực bốc dỡ hàng và chuẩn bị kho bãi.

Nhìn vào có thể tìm được sản phẩm đó nằm trong kiện hàng nào, bao nào, pallet nào. Nếu sản phẩm trong kiện hàng bị lỗi, ta có thể ngay lập tức khiếu nại nhà sản xuất. Nhờ những thông tin trên packing list, họ có thể truy lại được ca nào sản xuất, người phụ trách để kiểm tra lỗi.

Chức năng của packing list

Như tên gọi cho thấy, Packing List chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Nghĩa là khi nhìn vào đó, bạn hiểu được lô hàng được đóng gói như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được:

+ Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, chẳng hạn 1 container20’DC chẳng hạn;

+ Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp;

+ Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu…;

+ Sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hóa, trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Từ việc hiểu được Packing List là gì, bạn có thể hiểu được các loại hàng cũng như số lượng, cách đóng gói để tìm được thời gian bốc xếp dỡ hàng để trong kho một cách phù hợp. Dễ dàng theo dõi, kiểm soát các mặt hàng cho người mua hoặc công ty logistic hợp tác làm việc.

packing
packing

Khi lập packinglist cần chú ý những gì?

Với chức năng trong việc xác định quy cách đóng gói thì nội dung trên packinglist phải đảm bảo cac yếu tố sau:

– Số và ngày lập

– Tên hàng + mã hàng (nếu có), đơn vị tính, số lượng, trọng lượng

– Quy cách đóng gói, kích thước kiện hàng

-Dĩ nhiên không thể thiếu thông tin của Seller và Buyer

Packing list là một chứng từ bắt buộc trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Mong rằng các bài viết về chứng từ xuất nhập khẩu được chia sẻ bời đội ngũ chuyên gia tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hữu ích cho bạn khi làm và học xuât nhập khẩu.

Packing List là chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Nếu không có packinglist – phiếu đóng gói hàng hóa thì hải quan sẽ không cho thông quan lô hàng của doanh nghiệp.

Packing list cần ghi được cho vào container để khi mở cont có thể dựa vào danh sách trên packing để kiểm lại hàng ( để bảo quản nên bọc bởi túi chống thấm nước, hạn chế việc hỏng rách chứng từ)/

Hàng tới cảng nhập, càng xuất hải quan sẽ dựa vào packing List để kiểm tra hàng từ đó là căn cứ biết doanh nghiệp nhập đủ hàng hay thiếu hoặc thừa hàng.

Cần chuẩn bị trước các bản packing list có đóng dấu, ký tên giao cho các bên liên quan như: hãng vận tải, hải quan, ngân hàng, người mua tầm 5 bản.

Trường hợp làm chứng từ trực tuyến cần chọn tùy chọn danh sách đóng gói thích hợp và sau đó liên hệ với tất cả các bên liên quan để xác định xem danh sách đóng gói của bạn có cần phải được ký hay không.

Bởi vì bất kỳ sai lầm nào trong danh sách đóng gói có thể gây sự lấy hàng (hàng nhập) trễ nên hãy chắc chắn chủ hàng sẽ gửi chứng từ đầy đủ cho người mua khi hàng được giao lên tàu.

packing
packing

Các nội dung chính trong packing là gì?

Một Packing List đầy đủ thông thường sẽ có các nội dung chính như sau:

  • Tiêu đề trên cùng: Tên, logo, địa chỉ, tel, fax công ty
  • Seller: Tên, địa chỉ, tel, fax của công ty bán hàng.
  • Số và ngày packing list: số này cực kỳ quan trọng
  • Buyer: Tên, địa chỉ, tel, fax của công ty mua hàng.
  • Ref no: Số tham chiếu.
  • Port of Loading: Ghi chú cảng bốc hàng.
  • Port of Destination: Ghi chú cảng đến.
  • Vessel Name: Ghi chú tên tàu, số chuyến.
  • ETD: Estimated Time Delivery – Ngày dự kiến tàu hàng chạy.
  • Product: Thông tin mô tả hàng hóa
  • Quantity: Số lượng hàng hóa theo đơn vị ở dưới
  • Packing: Số lượng thùng, kiện, hộp đóng gói theo đơn vị ở dưới.
  • NWT: Net weight – Trọng lượng tịnh.
  • GWT: Gross weight – Trọng lượng tổng.
  • Remark: Những ghi chú thêm.
  • Xác nhận của bên bán hàng: Ký và đóng dấu.

Từ khóa:

  • Packing là gì
  • Packing đây là gì
  • Packing List là gì
  • Mẫu Packing list
  • Packaging là gì

Nội dung liên quan:

  • Hộp giấy là gì? Quy trình in hộp giấy chuyên nghiệp hiện đại nhất
  • 1 Feet bằng bao nhiêu mét? Cách chuyển đổi đơn vị Feet
  • LBS là gì? 1 LBS bằng bao nhiêu Kg và cách chuyển đổi chính xác nhất
  • 15 sản phẩm sáng tạo giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn

Back to top button