In offset là gì? Quy trình in offset hiện đại nhất 2021
Nhu cầu quảng cáo, quảng bá ngày càng cao trong xã hội hiện đại. Nên ngành in ấn đang trên đà phát triển rất nhanh chóng. Và đương nhiên những kỹ thuật in truyền thống được thay thế bởi những kỹ thuật hiện đại hơn. Và khi đó in offset đã ra đời và đang dần lớn mạnh trong ngành in ấn ở nước ta. Vậy như thế nào là kỹ thuật in offset và quy trình in offset diễn ra như thế nào? Cùng saigongifbox.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
In offset là gì?
Nội dung bài viết
In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.
Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
– Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in
– Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám).
– Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.
– Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
Thành phần chính của máy in offset
Máy in Offset thường được nhập khẩu từ các nước Đức, Mỹ, Nhật…như: Komori, Heidelberg, Sakurai Oliver, Shinohara, Fuji, Hamada, Ryobi, Itoh, Nagai, Sugiyama, Katsuda Friend Hop, Yanagida, Shoei, Horizon, Stahl, Polar, Schneider, Wohlenberg, Uchida, Roland ….
Máy in gồm 3 cụm chính: cụm chuyển giấy trắng, cụm ép in, cụm vận chuyển tờ in ra bàn nhận sản phẩm.
Một đơn vị của thiết bị in gồm 3 bộ phận chính:
- Trục ống mang khuôn (gọi là trục ống bản)
- Trục ống mang tấm cao su ( còn gọi là ống offset)
- Trục ống in, hệ thống lô truyền ẩm và hệ thống lô truyền mực.
Kỹ thuật in offset cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, hình ảnh sắc nét nên rất thích hợp với việc sản xuất các sản phẩm in trên nền giấy như: sách báo tạp chí, catalogue, tài liệu quảng cáo tiếp thị, các ấn phẩm cần thiết cho doanh nghiệp…Sản phẩm in có thể một màu hoặc nhiều màu với kích thước khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đó là lý do công nghệ in offset trở thành công nghệ được ưa chuộng nhất hiện nay.
Ưu điểm của quy trình in offset
Ưu điểm của in offset so với các phương pháp in khác bao gồm:
Chất lượng hình ảnh cao và nhất quán. In offset tạo ra hình ảnh sắc nét và rõ ràng. Điều này là do do hệ thống bánh răng in bằng cao su có tính đàn hồi, có thể áp đều lên bề mặt cần in;
Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám)
Tuổi thọ bản in dài hơn so với máy ép litho trực tiếp. In offset dùng ống bản in loại khắc sẵn thông tin thay cho trống mực (ink drum) trong máy in kỹ thuật số, và không in trực tiếp mà thông qua một ống cao su ép hình ảnh lên giấy. Nhờ vậy mà tuổi thọ các bản in lâu hơn.
Chi phí. In offset là phương pháp rẻ nhất để sản xuất các bản in chất lượng cao với số lượng lớn. Với những sản phẩm cần in ấn thương mại thì in offset là lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Vì tính chất của phương pháp in này là sử dụng các bản in cố định, nên nếu in càng nhiều thì giá thành càng giảm mà hình ảnh vẫn giữ chất lượng cao. Không chỉ vậy, in offset còn tiết kiệm đáng kể chi phí về mực in.
Khả năng điều chỉnh lượng mực trên con lăn phun mực bằng phím vít. Trên các máy cũ, người ta điều chỉnh các ốc vít bằng tay, nhưng trên các máy hiện đại, các phím vít được vận hành bằng điện tử bởi máy in điều khiển máy, cho phép kết quả chính xác hơn nhiều.
Quy trình in offset hiện đại
In offset là quy trình in gián tiếp được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
- Chà ẩm và chà mực lên khuôn in.
- Mực được truyền từ khuôn in lên bề mặt tấm cao su.
- Kết thúc mực truyền từ bề mặt cao su sang bề mặt giấy in.
Các bước in offset:
Bước 1: Thiết kế chế bản
Bước đầu tiên trong quy trình in offset là thiết kế chế bản sản phẩm cần in trên máy vi tính. Bước này khá quan trọng, bạn cần phải thiết kế một cách cẩn thận và đầy đủ những thông tin cần đưa vào sản phẩm. Bạn muốn sản phẩm được in ra như thế nào thì bản thiết kế trên máy tính phải như thế ấy. Hãy nhớ căn chỉnh sao cho đẹp mắt để có được một bản in offset giá rẻ hoàn chỉnh nhé.
Bước 2: Output Film
Bước tiếp theo chính là Out Film, đối với những ấn phẩm có nhiều màu thì film sẽ được out ra thành 4 tấm đại diện cho 4 lớp màu CMYK.
Trong quy trình in offset Hà Nội, CMYK là bao gồm bốn màu cơ bản là C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black), và tất cả các màu sắc cần để in được ra sản phẩm đều được pha từ 4 màu này. Lấy ví dụ:
- Màu xanh tím là sự kết hợp của hai màu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng)
- Màu đỏ là sự kết hợp từ màu Y (Yellow/vàng) và màu M (Magenta/hồng)
- Gần như tất cả những màu sắc mà bạn cần đều có thể được tạo ra từ sự kết hợp giữa 2, 3 hoặc 4 màu sắc trong hệ màu CMYK.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm, đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.
Bước 4: In Opset
Người ta sẽ tiến hành in từng màu một, in màu gì trước, màu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in. Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.
Sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ….
Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng. Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử. Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)
Bước 5: Gia công sau in
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.
Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.
Từ khóa:
- Quy trình in bao bì
- In offset là gì
- Quy trình in an sách
- Giáo trình in offset
- Xuất kẽm in offset
Nội dung liên quan: