Kỹ thuật & Công nghệ

Tổng quan về in offset? Tại sao nên ứng dụng offset trong in bao bì?

Nhiều người nói về in offset. Vậy bạn có thắc mắc công nghệ in offset là gì? Quy trình in được thực hiện như thế nào? Liệu phương pháp offset có phải là lựa chọn tốt nhất hiện tại? Cùng chúng tôi tìm câu trả lời bằng cách theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Đôi nét sơ lược về phương pháp in offset

Hiện nay, in offset được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi có nhu cầu in ấn trên nhiều sản phẩm. Công nghệ in này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, trước khi sử dụng chúng cho nhu cầu in của doanh nghiệp mình, cùng tìm hiểu nguồn gốc cũng như nguyên lý hoạt động của kỹ thuật in này nhé.

1.1. In offset ra đời và phát triển như thế nào?

In offset ra đời năm 1875 tại Anh, khi máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời. Đây là một kỹ thuật in mà trong đó, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) dính mực in, thông qua các tấm cao su (hay tấm offset) rồi được in lên vật liệu. 

Người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in này trên chất liệu giấy là Ira Washington Rubel vào năm 1903. Cụ thể, Rubel đã nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn so với bản in bằng đá cứng.

Cùng thời điểm đó, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cũng phát hiện ra điều này và chế tạo thành công máy in offset. Và tới ngày nay, công nghệ offset được cải tiến với nhiều ưu điểm vượt trội so với in lụa hay kĩ thuật số, mang lại tiện ích cho đời sống.

sơ lược về In offset

1.2. In offset là gì?

Có thể nói, kiểu in offset xuất hiện từ lâu và được ưa chuộng sử dụng cho tới ngày nay. Trong 5 loại kỹ thuật in ấn phổ biến hiện này, in offset sử dụng một lực ép tác động lên các tấm cao su (hay còn gọi là tấm Offset) sau đó mới in lên vật liệu in. 

Nguyên lí hoạt động của offset dựa trên kỹ thuật in phẳng. Nói một cách cụ thể hơn, thông tin hình ảnh trên bản in sẽ có tính quang hoá, các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. 

Điều khác biệt của offset là nó luôn dùng hình ảnh thuận, tức là hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh cùng hướng với tờ in. Nhờ vậy, offset in tốt được trên tất cả các bề mặt từ giấy, bìa cứng cho đến carton, nhựa hoặc chỉ cần chất liệu có bề mặt phẳng là được. 

in offset là gì

1.3. Ứng dụng của in offset

Chính vì vậy, công nghệ offset được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Bạn có thể bắt gặp nhiều sản phẩm sử dụng kiểu in này trong cuộc sống hàng ngày, bởi vì in kiểu offset được ứng dụng đa dạng để:

  • In trên các loại ấn phẩm như sách vở, báo chí, tạp chí,…
  • In các ấn phẩm văn phòng như phong bì, Name Card, bìa hồ sơ, thư gửi, ấn phẩm khác,..
  • In bao bì, tem nhãn decal, các loại bao bì chai lọ, ly uống nước, các loại túi giấy, hộp giấy đựng sản phẩm…
  • In bao lì xì năm mới, in lịch, in thiệp cưới, các loại thiệp chúc mừng khác, thẻ tag, cataloge, brouchure,…

2. Quy trình in offset diễn ra như thế nào?

Sau khi hiểu rõ khái niệm in offset là gì, cũng như ứng dụng của nó ra sao. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về quy trình in offset.

Dù phương pháp offset được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực in ấn nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình in để tạo ra một sản phẩm có hình ảnh bắt mắt. Thông thường, công nghệ in này trải qua 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Thiết kế chế bản 

Đầu tiên bạn cần tạo ra chế bản in trên máy tính. Hiểu một cách đơn giản là thiết kế bản in chuẩn file (có đủ nội dung, hình thức, màu sắc). Đây là khâu quan trọng để thành phẩm in đạt chất lượng cao, không bị lỗi hỏng.

Bước 2: Output film

Output film

Sau khi thiết kế chế bản hoàn thành, người ta sẽ tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C, M, Y, K. Đây là 4 hệ màu cơ bản để tạo nên tất cả các màu sắc khác.

Bước 3: Phơi bản kẽm

Sau khi output film, người ta sẽ đem phơi từng tấm phim một lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. 

Bước 4: Tiến hành in

Trong quá trình in offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một. Đầu tiên, người thợ sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in. Cùng với đó, ở phần vào mực của máy, chọn loại mực in tương ứng. Tiến hành in với số lượng yêu cầu.

Để tránh gặp phải trường hợp in số lượng nhiều nhưng sản phẩm bị lỗi, tốt nhất kỹ thuật viên nên tiến hành in thử bản nháp. Sau khi kiểm tra về chất lượng đạt chuẩn thì mới tiếp tục in sản lượng.

quá trình in offset

Tiến hành in

Bước 5: Gia công sau in offset

Sau khi in xong, người ta sẽ thực hiện khâu cuối cùng chính là gia công sản phẩm để hoàn thiện trước khi đưa ra thị trường hoặc giao hàng cho khách. Thông thường, quá trình gia công này sẽ trải qua 2 bước cơ bản là cán mờ và cán bóng. 

– Cán bóng: Tiến hành cán màng mỏng lên bề mặt của sản phẩm nhằm mục đích tạo độ bóng bẩy cho sản phẩm.

– Cán mờ: Cán màng mờ là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của sản phẩm, giúp cho sản phẩm mịn màng và hình ảnh trở nên bắt mắt hơn.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng và giao hàng

Cuối cùng, thành phẩm in ấn sẽ được đưa tới khâu kiểm tra, kiểm định chất lượng có đạt yêu cầu hay không. Nếu thành phẩm in đạt chất lượng sẽ được mang đi đóng gói và vận chuyển tới cho khách hàng.

3. Có nên sử dụng phương pháp in offset hay không?

Có thể nói quy trình in ấn offset diễn ra nhanh chóng và tiện lợi. Nên có thể nói rằng, dù có thể chúng ta chưa nắm vững in offset là gì nhưng chắc chắn rằng, kỹ thuật in này ngày càng được sử dụng phổ biến, là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu in ấn thương mại. 

Bạn phân vân chưa biết có nên sử dụng offset để in các sản phẩm của doanh nghiệp mình hay không. Nếu vậy cùng tham khảo những lợi ích mà công nghệ in này mang lại để có quyết định cuối nhé!

3.1. Hình ảnh in sắc nét, màu sáng

chất lượng ảnh in offset

So với in các kỹ thuật khác như kỹ thuật in lụa hay in kỹ thuật số thì phương pháp offset cho hình ảnh sắc nét hơn, độ tương đồng so với bản gốc tới gần 98%. Tất cả là vì hệ thống bánh răng in cao su có tính đàn hồi, nhờ vậy có thể áp đều lên bề mặt vật liệu cần in.

Hơn nữa, mực được in lên tấm ép rồi truyền lên bề mặt vật liệu in nên tránh được tình trạng nhòe hay lem, đảm bảo hình ảnh sạch sẽ và tinh tế hơn. Đó cũng là lí do mà các sản phẩm bao bì cao cấp hoặc các ấn phẩm tạp chí đều chọn phương pháp in ấn này.

hình ảnh in sắc nét rõ ràng

Thành phẩm in sắc nét

3.2. Bản in có tuổi thọ lâu hơn khi in offset

Công nghệ offset dùng ống bản in là loại khắc sẵn thông tin, phần tử cần in thông qua một ống cao su ép lên giấy, không in trực tiếp như với kỹ thuật khác. Vì thế, các sản phẩm in ấn sẽ có tuổi thọ cao hơn, tức là ít bị phai màu hoặc mờ nhòe theo thời gian.

3.3. Tiết kiệm chi phí khi in

Vì sử dụng máy in hiện đại với công suất lớn nên cho khả năng in nhanh với số lượng lớn. Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn giúp tiết kiệm thời gian in, từ đó hạ chi phí sản phẩm xuống mức tối ưu nhất.

Do đó, với những sản phẩm in ấn thương mại thì offset chính là lựa chọn hoàn hảo nhất. Vì tính chất của công nghệ này là sử dụng các bản in cố định, nên nếu in số lượng càng nhiều thì giá thành càng rẻ mà hình ảnh vẫn giữ chất lượng cao. 

3.4. In được trên nhiều vật liệu khác nhau

Offset sử dụng nguyên lý in phẳng nên có thể in ấn được trên đa dạng các chất liệu cũng như bề mặt khác nhau. Điển hình như in trên giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại, gỗ, da… kể cả bề mặt không hay thô nhám. Nhờ đó, có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của người tiêu dùng.

4. Vậy khi nào nên sử dụng phương pháp in offset?

Mặc dù in offset có nhiều ưu điểm ưu việt như vậy nhưng không phải trường hợp nào cũng thích hợp sử dụng kiểu in này. Để đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu nhất, bạn chỉ nên ứng dụng phương pháp in offset trong các trường hợp sau:

4.1. In sản phẩm với số lượng lớn

Thông thường, máy offset có kích thước và công suất lớn nên đáp ứng được những khổ in lớn. Do đó mà công nghệ in này thường chỉ sử dụng để in các đơn hàng yêu cầu số lượng lớn. 

Chưa kể công đoạn chuẩn bị cho bản in offset mất thời gian và khá tốn kém. Bởi vậy, nếu bạn in số lượng nhỏ giá thành in sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó, bạn chỉ nên in số lượng lớn để tối ưu tổng chi phí in ấn cho doanh nghiệp mình.

4.2. In nhanh mà vẫn đảm bảo chất lượng

Nếu bạn có nhu cầu in sản phẩm trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo chất lượng chính xác thì in offset là lựa chọn khá lý tưởng. Bởi vì công nghệ in này cho màu sắc sản phẩm tương đồng tới 95% so với bản thiết kế gốc, thời gian in nhanh chóng.

Những thông tin chia sẻ trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được in offset là gì cũng như các đặc điểm cơ bản của công nghệ in bao bì này. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn cuối cùng cho doanh nghiệp mình. Nếu cần giải đáp thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi liền nhé!

Back to top button