Tem vỡ, decal vỡ là gì? Các loại in decal vỡ phổ biến
Sử dụng tem vỡ được đánh giá là một biện pháp ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Tuy nhiên tem vỡ là gì, các mẫu in decal vỡ phổ biến hiện nay là gì thì rất nhiều ngươi chưa nắm rõ. Vì vậy, hãy cùng saigongifbox.com tìm hiểu về decal vỡ là gì, tem vỡ là gì và các loại in decal vỡ phổ biến hiện nay.
Tem vỡ, decal vỡ là gì?
Nội dung bài viết
Decal vỡ là gì? Tên gọi của loại tem vỡ, decal vỡ được bắt nguồn từ đặc điểm dễ vỡ của chúng. Mẫu tem vỡ chỉ sử dụng trọn vẹn được 1 lần. Sau khi bóc tem ra khỏi hàng hóa, chúng sẽ vỡ nát hoặc rách, không thể tái sử dụng được.
Hình dạng tem vỡ không cố định, có loại tem hình thoi, có loại hình chữ nhật, hình tròn với nhiều kích thước khác nhau. Cấu tạo của decal vỡ gồm có 4 lớp:
- Lớp trên cùng sẽ được in logo thương hiệu, tên doanh nghiệp, thời gian sản xuất và hạn dùng sản phẩm cùng những chi tiết trang trí phù hợp.
- Lớp bên dưới liền kề là lớp keo giúp tem có thể dính chặt lên bao bì sản phẩm.
- Lớp thứ 3 lớp chống dính để ngăn chặn lớp đế dưới cùng và lớp thứ 2 dính vào nhau.
- Lớp đế là lớp sẽ bị bỏ đi khi tem bóc ra.
Các loại in decal vỡ phổ biến
Tem vỡ được ứng dụng phổ biến để phát hiện hàng giả, hàng nhái. Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác nhau tuy nhiên chúng ta có thể bắt gặp các loại tem này thường xuyên trên các thiết bị điện lạnh, điện tử. Decal vỡ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và chúng cũng có nhiều loại in ấn khác nhau.
Tem decal vỡ Bộ Công an
Chất liệu in mẫu tem này gồm có decal vỡ và mực phát quang dưới tia UV (mực nhạy nhiệt). Với những đường nét in tỉ mỉ, tinh tế cùng mực in chất lượng cao, loại tem này rất khó làm giả. Vì thế tem decal vỡ Bộ Công an được ứng dụng để bảo vệ hợp pháp hàng hóa tránh khỏi tình trạng hàng giả.
Tem hologram thường
Đây là loại tem sử dụng phương pháp in lụa/ Laser hiện đại. Tem được gọi với tên khác là tem 7 màu. Kết cấu tem có 3 lớp rõ ràng: phần đáy, phần in mực riêng biệt và lớp ni lông bên trên cùng. Loại tem này được dùng nhiều nhất trong các sản phẩm mũ bảo hiểm, tuy nhiên chúng rất dễ làm giả.
Tem decal vỡ là gì?
Tem decal vỡ thường xuất hiện trong các sản phẩm điện tử như linh kiện, máy vi tính, laptop. Loại tem này được in từ mực thường và decal vỡ bằng phương pháp in Flexo/ Lụa/ Offset. Tương tự như tem hologram thường, do công nghệ in không phức tạp nên tem bị làm giả rất nhiều.
Hầu hết các loại decal vỡ đều chỉ hiển thị những thông tin ngắn gọn và cần thiết để phục vụ cho mục đích bảo hành và chống hàng giả, hàng nhái. Để in decal vỡ phù hợp bạn cần nắm rõ các thông tin về cấu tạo cũng như lựa chọn loại decal phù hợp với sản phẩm kinh doanh.
Tác dụng của decal vỡ
Decal vỡ là gì? Decal vỡ được ứng dụng phổ biến nhất làm tem bảo hành, tem niêm phong sản phẩm. Đây là một trong những loại tem không thể thiếu trong các mặt hàng điện tử, gia dụng ngày nay. Decal vỡ có những tác dụng như sau:
- Giúp bảo vệ sản phẩm không bị tháo dỡ và đánh tráo trước khi đến tay khách hàng
- Là dấu hiệu nhận biết sản phẩm có còn nguyên vẹn hay không
- Kết hợp tem chống hàng giả với tem bảo hành, nhằm nâng cao uy tín cho sản phẩm
- Là công cụ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
- Giúp khách hàng xác định được thời gian được bảo hành, từ đó có thể đem sản phẩm tới sửa chữa, đổi trả nếu bị lỗi, hỏng trong quá trình sử dụng.
3 chất liệu thường dùng khi in decal vỡ là gì?
Giấy
Decal vỡ được làm từ một loại giấy đặc biệt có tính chất cực kỳ dễ vỡ để bảo vệ sản phẩm không bị tháo, bóc dỡ ra trước khi đến tay của người tiêu dùng. Tùy vào từng loại giấy sử dụng trên lớp mặt của decal mà người ta phân chia thành 2 loại là decal vỡ giòn và decal vỡ dai.
- Decal vỡ giòn: sử dụng loại giấy cực kỳ giòn ở mặt in, chỉ cần chịu một tác động nhỏ thì decal cũng có thể bị vỡ vụn ra thành nhiều mảnh nhỏ.
- Decal vỡ dai: lớp mặt decal vỡ dai sử dụng loại giấy không dễ vỡ, có độ dính cao, dính chặt vào sản phẩm và rất khó để bóc ra.
Ngoài ra, giấy còn được dùng làm lớp cuối cùng của decal vỡ, đó là lớp đế. Hai loại giấy được sử dụng nhiều nhất trong trường hợp này là giấy Kraft và giấy Glassine bởi chúng có độ dày vừa phải và dễ dàng tháo bóc ra khi dán tem lên sản phẩm. Tuy nhiên, vì lớp đế này không cần dùng đến sau khi lột tem và dán lên trên sản phẩm nên chất liệu được sử dụng cũng không được quan tâm và đầu tư nhiều.
Keo dính
Chất liệu thứ hai phải kể đến khi in decal vỡ chính là keo dính. Lớp keo này nằm ở ngay dưới lớp mặt, dùng để dính trực tiếp tem vỡ bảo hành lên sản phẩm. Đây là chất liệu không thể thiếu khi in tem vỡ hay bất kể loại decal tem nhãn nào bởi nếu thiếu chúng, tem nhãn decal sẽ không thể dính được lên sản phẩm.
Silicon
Lớp silicon nằm ở giữa phần keo dính với lớp đế của decal, có tác dụng ngăn cách không cho phần keo bị dính vào giấy ở mặt đế, vì vậy, lớp silicon này còn được gọi với tên khác là lớp chống dính. Lớp silicon của tem vỡ tuy không quan trọng nhưng cũng không thể thiếu được khi in decal.
Báo giá in decal vỡ? Làm thế nào in decal vỡ giá rẻ nhất?
Decal vỡ là gì? Không có mức giá chung nào cho tất cả các loại tem vỡ, decal vỡ. Giá in decal vỡ sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau: kích thước, chất liệu, hình dáng tem, thiết kế, số lượng đặt in, đơn vị in…
Muốn in decal vỡ với mức giá rẻ nhất bạn cần chú ý những điều sau:
Thứ nhất, nên in với số lượng lớn: Nếu doanh nghiệp của bạn sản xuất quy mô trung bình, lớn thì chúng tôi khuyên bạn nên in decal vỡ số lượng lớn. Bởi khi in nhiều, bạn sẽ được ưu đãi hơn nhiều về mức giá, có thể tiết kiệm 1/3, ½ hoặc thậm chí 2/3 giá. Lấy 1 ví dụ cho bạn dễ hiểu, chẳng hạn bạn in 1000 tem decal vỡ kích thước 1 x 2cm chẳng hạn giá 300 đồng/ chiếc. Nhưng giá sẽ chỉ còn từ 80 – 100 đồng nếu như bạn in 100.000 tem decal vỡ mà thôi…
Chọn chất liệu decal vỡ: Decal vỡ có 2 loại: một loại là giấy decal thông thường dán ở bề mặt phẳng sẽ rẻ hơn nhiều so với decal làm từ giấy decal 7 màu hoặc hologram (dán ở các nắp chai, nắp hộp)… Bạn cần tìm hiểu sản phẩm mình dán decal vỡ nào phù hợp, nếu chỉ cần dán decal giấy bình thường thì lựa chọn giấy decal thường sẽ tiết kiệm nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng chức năng.
Chọn 1 đơn vị in trung thành: Khi là đối tác, khách hàng thường xuyên của một đơn vị in, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi như chiết khấu giá cả…
Từ khóa: