Tìm hiểu ngay 8 bước trong quy trình xây dựng thương hiệu thành công, hiệu quả
Tìm hiểu ngay 8 bước trong quy trình xây dựng thương hiệu thành công, hiệu quả
Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân khi muốn thành lập thương hiệu cho riêng mình đều cần xây dựng chiến lược thương hiệu một cách chi tiết để việc triển khai đạt hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu vẫn luôn là một trong những bước khó khăn nhất để lên kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch marketing. Điều này cũng là thách thức đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược cần phải có tầm nhìn cũng sự tập trung, nghiên cứu chi tiết về từng yếu tố cụ thể. Vậy làm cách nào để xây dựng thương hiệu thành công, hiệu quả? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Printgo tìm hiểu ngay 8 bước trong quy trình xây dựng thương hiệu trong bài viết dưới đây.
Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng
Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng thương hiệu đó là nghiên cứu các giá trị nền tảng, lựa chọn và so sánh các giá trị thực tế của doanh nghiệp – sản phẩm – thương hiệu. Trong bước đầu tiên này, các nhà hoạch định chiến lược thương hiệu cần trả lời được những câu hỏi:
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình là gì? Nếu chưa có lợi thế cạnh tranh, cần phải rèn vũ khí để xây dựng.
- Giá trị cốt lõi (Core Value) của doanh nghiệp là gì? Giá trị cốt lõi sẽ là những giá trị mà doanh nghiệp cần chú trọng bảo vệ và tôn sùng.
Các công cụ, mô hình phổ biến để đánh giá và nghiên cứu tại bước này là: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị, Five – Fobers.
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu, phân tích đối thủ
Ở bước thứ 2, các nhà hoạch định chiến lược cần phải xác định thị trường mà doanh nghiệp, tổ chức sẽ triển khai các hoạt động kinh doanh. Từ đó phân tích các đối thủ hiện tại, các đối thủ tiềm năng, phân tích cụ thể và chi tiết về từng điểm mạnh, điểm yếu trên thị trường của đối thủ.
Điểm mấu chốt trong bước này đó là: tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường, điểm yếu của đối thủ cũng như các cách đối thủ thực hiện truyền thông, quảng bá về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
Bước 3: Phân tích khách hàng mục tiêu
Bước này đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phải thực sự thấu hiểu về phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Cần phải mô tả, vẽ lên chân dung khách hàng càng chi tiết càng tốt. Các yếu tố ảnh hưởng đến chân dung khách hàng sẽ bao gồm:
- Demographic: độ tuổi, giới tính
- Geographic: vị trí địa lý, vùng miền. Yếu tố này đặc biệt quan trọng với các ngành bán lẻ. Ví dụ: sản phẩm áo khoác, áo len không thể bán cho các khách hàng miền Nam bởi đây là vùng miền có thời tiết quanh năm nắng nóng. Nếu target ads vị trí toàn quốc sẽ khiến chi phí vô cùng đắt đỏ và không đem lại hiệu quả thật sự.
- Psychographic: phong cách sống, sở thích, văn hoá của khách hàng. Ví dụ: với những người lớn tuổi từ 50 tuổi trở lên, họ sẽ có xu hướng sử dụng hàng hoá đơn giản, có độ bền cao cũng như có tên tuổi trên thị trường. Trái lại, với những người trẻ tuổi thì họ thường có xu hướng trải nghiệm những cái mới, đề cao sự độc đáo và sáng tạo của các thương hiệu.
- Behaviral: thói quen mua hàng, thói quen sử dụng và hành vi thường ngày
Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu
Bất kỳ một thương hiệu kinh doanh hay tổ chức phi lợi nhuận nào cũng cần trả lời được những câu hỏi sau
- Lý do mà thương hiệu ra đời là gì? Đây sẽ là sứ mệnh của thương hiệu.
- Tầm nhìn của thương hiệu? Đâu sẽ là đích đến của thương hiệu sau 5 năm, 10 năm hay 50 năm nữa?
Bước 5: Tạo dựng hệ thống giá trị cốt lõi
Yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu thành công, vững mạnh đó là tạo dựng hệ thống giá trị cốt lõi hay bộ quy tắc ứng xử của thương hiệu. Với hệ thống này, thương hiệu hay tổ chức cá nhân sẽ bám sát theo nó để thực hiện công việc cũng như trở thành quy tắc nhất quán để xử lý trong những giai đoạn khó khăn nhất. Đặc biệt, hệ thống giá trị cốt lõi sẽ luôn luôn được tôn thờ và được bảo vệ như máu thịt cá nhân của từng nhân sự trong tổ chức, công ty.
Bước 6: Lựa chọn tên thương hiệu
Tên thương hiệu là VÔ CÙNG quan trọng. Cái tên có thể nói lên tính cách của một con người và nó cũng có ảnh hưởng, tác động nhất định tới hành vi của con người. Và tên thương hiệu cũng vậy, để lựa chọn tên thương hiệu phù hợp, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như:
- Tên thương hiệu cần đảm bảo dễ nhớ, dễ đọc
Dễ nhớ và dễ phát sẽ giúp khách hàng, đối tác dễ dàng ghi nhớ tên thương hiệu của bạn. Tốt nhất tên thương hiệu nên chứa nhiều các nguyên âm: o, u, i, e, a bởi các nguyên âm này khi phát ra sẽ gần gũi và quen thuộc với tai người nghe.
Ví dụ: Tên thương hiệu Coca cola dùng 2 nguyên âm o và a và mỗi nguyên âm được xuất hiện đến 2 lần. Hay như một số thương hiệu có tên dễ nhớ, dễ đọc như: Nike, Google, Facebook, Apple, Amazon, Zalo, Printgo,…
- Xác định tên miền của thương hiệu vẫn còn tồn tại
Nếu một thương hiệu được bạn dày công chăm sóc và dành mọi tâm huyết nhưng khi kiểm tra tên miền thì thương hiệu đó lại thuộc về đối thủ? Bạn sẽ nghĩ sao về điều đó? Chắc chắn, bạn sẽ vô cùng thất vọng và tiếc nuối vì vậy cần kiểm tra tên miền của thương hiệu có tồn tại hay không nhé.
Đặc biệt: những trường hợp cần tránh khi đặt tên thương hiệu đó là:
- Không sử dụng tên cá nhân hay nhân vật lịch sử
- Không sử dụng tên một địa danh cụ thể
- Không sử dụng tên của các sự kiện lịch sử
Bước 7: Thực hiện cá biệt hóa/cá nhân hóa thương hiệu
Cá biệt hóa, cá nhân hóa sẽ tạo ra điểm khác biệt của thương hiệu bạn so với những đối thủ trên thị trường. Đặc biệt, giữa thị trường cạnh tranh khốc liệt thì sự khác biệt là vô cùng quan trọng, nó giúp ta dễ dàng có được điểm đặc trưng cũng như được nhận biết giữa đám đông ngoài kia.
Vì vậy, hãy cá biệt hóa,cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu theo cách xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu như logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện,…
Đặc biệt, khi thiết kế cũng như xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, bạn nên cân nhắc các yếu tố:
- Màu sắc thiết kế cần tuân thủ theo các giá trị cũng như hoạt động, ngành nghề kinh doanh
- Ý nghĩa của thương hiệu cũng cần được lồng ghép vào bộ nhận diện
- Các quy định về font chữ, màu sắc sử dụng (Brand guildes) cần được thể hiện rõ ràng, cụ thể
Ví dụ: Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu Beyond & Co do Printgo thực hiện
Biểu tượng thương hiệu
Hệ thống màu sắc tiêu chuẩn
Bản vẽ kỹ thuật logo thương hiệu
Kiểu màu tiêu chuẩn của logo thương hiệu
Các ấn phẩm văn phòng, ấn phẩm bao bì của thương hiệu
Bước 8: Bảo hộ thương hiệu
Bước cuối cùng để xây dựng một thương hiệu hoàn chỉnh đó là đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cục Sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp cũng như nâng cao giá trị của thương hiệu.
Với 8 bước chi tiết trong quy trình xây dựng thương hiệu phía trên, bạn hoàn toàn có thể thành lập những thương hiệu mang đặc trưng riêng, có sự khác biệt và nổi bật hơn so với những đối thủ trong cùng thị trường. Và hãy ghi nhớ rằng, với bất cứ thương hiệu nào, ngoài việc xây dựng được giá trị cốt lõi – sứ mệnh – tầm nhìn thì bộ nhận diện thương hiệu cũng vô cùng quan trọng bởi nó sẽ là yếu tố quyết định sự thu hút và khác biệt của một thương hiệu đối với khách hàng, thị trường.
Vì vậy, nếu bạn là các doanh nghiệp, tổ chức đang loay hoay với việc tìm kiếm những địa chỉ xây dựng, thiết kế bộ nhận diện chuyên nghiệp, uy tín thì đừng chần chờ mà hãy liên hệ ngay với Printgo. Printgo – nền tảng in ấn và thiết kế số 1 Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn gói thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân cũng như cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm thiết kế phù hợp với từng yêu cầu, lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Tham khảo: Gói thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp tại Printgo
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ thông qua:
- Hotline: 1900.633313
- Email: sale@printgo.vn
- Website: https://printgo.vn/
- Trang chủ
- Hộp carton
- Túi giấy
- Băng dính
- Kỹ thuật & Công nghệ
- Túi vải không dệt
- Túi hút ẩm
- Màng co
- Dây rút nhựa trắng