Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Túi vải không dệt

Túi xách vải và những gợi ý tìm chất liệu vải may túi phù hợp

Chọn chất liệu vải nào để may túi xách luôn là câu hỏi được nhiều người tiêu dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp quan tâm khi chọn sản xuất các sản phẩm lưu trữ để sử dụng, kinh doanh hay quảng bá doanh nghiệp. Vậy, có những chất liệu nào may túi xách vải phổ biến nhất? Hãy cùng Ngọc Quang khám phá trong bài viết này nhé!

Tổng hợp những chất may túi xách vải phổ biến nhất

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các chất liệu được sử dụng để thiết kế và may túi xách. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền, khả năng sử dụng cũng như đặc tính thẩm mỹ của những chiếc túi xách, không phải loại vải nào cũng có thể phù hợp.

Thông thường, túi xách thời trang sẽ được may từ 4 chất liệu chính gồm: Polyester (Nylon), Tricot (vải dệt kim), Micro Polyester (vải không dệt) và Simili (vải giả da). Mỗi chất vải có những ưu điểm nổi bật khác nhau. Dưới đây là đánh giá hiệu năng sử dụng từng chất liệu.

1. Nylon (Polyester)

Polyester là một trong những chất liệu phổ biến thường được sử dụng để may túi xách, các loại balo và sản phẩm may mặc khác. Với cấu tạo từ chất liệu dệt tổng hợp, các sợi vải có độ đan khít nhất định, được cán PVC nên Polyester thường mang lại hiệu quả chống thấm, chống bụi bẩn rất hiệu quả.

Ưu điểm nổi bật của loại vải này chính là trọng lượng nhẹ, chất vải mềm mại, dễ vệ sinh. Độ bền của các sản phẩm từ vải Polyester cũng khá cao giúp người dùng tiết kiệm chi phí đầu tư. Hơn nữa, nhờ chất sợi khít nên vải Polyester cũng có khả năng chống chịu nhiệt, chống cháy, hạn chế tình trạng sờn, rách trong quá trình sử dụng.

Do được sản xuất công nghiệp nên vải Polyester thường rất đa dạng về mẫu và màu sắc. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang công nghiệp và may mặc thông dụng với các phân loại sản phẩm phổ biến. Các loại vải Nylon thường thấy trên thị trường hiện nay bao gồm: Nylon PU, Polyester 420D PU/PVC, Polyester 600D PU/PVC, Polyester 1680D PU/PVC/EVA, Simili PVC/PU…

Fibre, nylon & polyester

2. Túi xách vải Tricot (Vải dệt kim)

Tricot là chất liệu vải có cấu tạo tương tự như Polyester nhưng mềm hơn và có độ bóng, sáng nhất định. So với vải Polyester, trọng lượng vải Tricot nặng hơn, cấu tạo sợi vải đan dày hơn giúp các nhà sản xuất dễ dàng tái tạo form dáng sản phẩm chuẩn nhất. Loại vải này thường được ứng dụng trong lĩnh vực may túi xách công nghiệp, cần độ chính xác cao.

Đặc tính nổi bật nhất ở vải dệt kim chính là độ đàn hồi cao, cấu trúc mềm xốp nhờ kết cấu các sợi và vòng đan xen với nhau. Do đó, vải có thể kéo giãn đa chiều mà không bị rách. Chất lượng vải tốt, độ bền khá cao, dễ vệ sinh và ít bám bẩn cũng là những điểm nổi bật ở loại vải này. Vải hầu như không bị nhăn trong quá trình sử dụng thường ngày.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại vải dệt kim Tricot thông dụng nhất, đó là loại dệt một mặt và dệt hai mặt. Các loại vải này có thể được dệt theo cấu trúc đan dọc (Warp Knitting) hoặc đan ngang (Weft Knitting). Chúng được phân thành khá nhiều loại khác nhau như vải Single Jersey, Interlock, Rib…

tui xach vai

3. Vải không dệt (Micro Polyester)

Vải không dệt là một trong những chất liệu thường được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực may túi xách, balo thương hiệu nhằm mục đích quảng bá doanh nghiệp, công ty… Loại vải này được sản xuất công nghiệp theo phương thức dệt thoi/ dệt và được gia công theo các cách xử lý hóa học, cơ học, dung môi hoặc gia nhiệt.

Do có cấu tạo từ các loại sợi công nghiệp gốc dầu nên vải không dệt có trọng lượng nhẹ, cấu trúc sợi mảnh, mỏng nhưng mang đến độ bền cao, sức chống chịu tốt. Vải mềm, rủ, khá dễ tạo hình khi sản xuất công nghiệp. Chúng cũng có khả năng tự tái chế nên rất an toàn với con người lẫn thiên nhiên khi sử dụng.

Trong lĩnh vực may túi xách, balo công nghiệp hiện nay, vải không dệt được ưa chuộng nhờ giá thành rẻ, tính ứng dụng cao, dễ thiết kế và sử dụng. Nhược điểm của loại vải này là dễ bám bẩn, dễ cháy, không chống thấm. Tuy vậy, nhà sản xuất có thể dễ dàng in ấn trên thân sản phẩm, điều mà những loại vải khác khó thực hiện được.

tui xach vai

4. Túi xách Vải Simili (Giả da)

Với chất liệu chính từ các loại thớ vải công nghiệp có gốc dầu, vải giả da được sản xuất hoàn toàn máy móc với quá trình chế tác khá công phu. Những sợi dệt Polyester được gia công nhiệt để tạo thành cấu trúc tổng hợp, sau đó cán hai mặt bằng PVC nhằm liên kết với nhau. Hầu hết các loại vải giả da hiện nay đều được xử lý bề mặt thông qua các phương pháp nhuộm, tạo hình hoặc dập vân.

Vải giả da thường có bề mặt bất xứng với các thớ, vân khác nhau mô phỏng kết cấu da thuộc. Màu sắc vải thường nghiêng về các tone nâu, vàng hoặc đen. Vải có khả năng chống thấm, chống cháy tốt, cách nhiệt và chống bám bẩn tối đa. Độ dày vải tương đối đa dạng, kết cấu dễ tạo hình và giữ form sản phẩm ổn định hơn.

Những loại vải giả da thường được sử dụng thông dụng trong lĩnh vực may túi xách là Simili giá rẻ và Simili cao cấp (da PU). Trong đó, da PU được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều. So với những chất liệu vải khác, vải giả da có mức giá cao hơn nên thường được sử dụng để chế tác các loại túi xách cao cấp.

da gia

5. Túi xách Vải Cotton

Được dệt từ 100% sợi bông trồng tự nhiên, dày, độ bền cao, tuy nhiên có nhược điểm là dễ thấm nước, nếu không bảo quản cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến đồ dùng phía đựng bên trong ba lô, túi xách.

Thân thiện với môi trường, thường được ưa thích sử dụng. Khi thải ra môi trường sẽ phân hủy nhanh, không để lại rác thải. Thường được dùng để may túi xách tay đơn giản làm túi quà tặng.

6. Vải lót

Dùng để may lót mặt trong của các loại túi xách, balo, vali. Có tác dụng chống thấm rất tốt, làm lớp lót bên trong túi xách giúp túi đẹp và thẩm mỹ hơn.

Nên chọn chất liệu nào để may túi xách vải

Để lựa chọn chất liệu may túi xách vải phù hợp, trước tiên, người dùng cần xác định nhu cầu sử dụng, đặc tính chất liệu vải cũng như mức giá phù hợp áp dụng cho từng sản phẩm.

Về nhu cầu sử dụng

Cần xác định may túi xách cho cá nhân hay doanh nghiệp, sử dụng cho các mục đích thông dụng (lưu trữ đồ đạc, mục đích thời trang…) hay dùng với mục đích thương hiệu (quảng bá sản phẩm, tri ân người tiêu dùng). Nếu sử dụng cá nhân, các chất liệu vải có độ bền cao như Nylon hay Simili sẽ là lựa chọn hàng đầu. Ngược lại, với doanh nghiệp, vải dệt kim sẽ giúp chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

Về đặc tính từng chất liệu vải

Vải Nylon và Simili có độ bền cao nhất, thời gian sử dụng lâu dài và có khả năng giữ form dáng tốt hơn so với các loại vải khác. Những chất liệu này cũng sở hữu ưu điểm nổi bật về đặc tính thẩm mỹ và màu sắc. Trong khi đó, vải dệt kim và vải không dệt thường ít được sử dụng rộng rãi do những tính chất cơ bản về độ bền và hiệu quả sử dụng thực tiễn.

Về mức giá

Vải không dệt có giá trị thấp nhất, sau đó tới các loại vải Polyester, vải Tricot và Simili. Simili là chất liệu vải có mức giá cao nhất nên gần như không phù hợp để sản xuất các dòng sản phẩm bình dân, đại trà mà thường được dùng cho các lĩnh vực thời trang tầm trung hoặc cao cấp trở lên. Trong khi đó, Nylon, Tricot và vải không dệt có mức giá thấp, dễ dàng sản xuất và sử dụng hơn.

Trên đây là vài thông tin cơ bản về các loại may túi xách vải phổ biến nhất cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vải. Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc đã có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho quyết định may túi xách, balo thời trang dành cho các mục đích sử dụng khác nhau!

 

Tìm kiếm liên quan:

  • túi tote vải
  • túi tote vải nam
  • túi vải tiếng anh
  • túi vải đựng đồ
  • túi vải đay
  • túi vải canvas
  • túi vải nhỏ
  • túi tote vải canva

Xem thêm:

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker