Xưởng sản xuất túi ni lông với quy trình chuẩn hóa nhất
Túi nilon hay còn gọi là bao bì nilon và nhiều tên gọi khác nhau là một loại vật liệu rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, xưởng sản xuất túi ni lông được hoạt động rất phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp, sản xuất. Túi nilon được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mẫu mã khác nhau. Bên cạnh đó, người ta chia túi nilon thành nhiều loại khác nhau theo cấu tạo.
Xưởng sản xuất túi ni lông phân loại túi ni lông ra sao?
Nội dung bài viết
Theo chất liệu làm ra túi nilon, người ta có thể phân loại thành những loại bao bì nilon khác nhau. Phổ biến nhất là các loại túi được chế tạo từ vật liệu PE (PolyEthylene)và PP (PolyPropylene).
1. Túi PE
Túi PE là loại túi được làm từ hợp chất Polyethylene. Đặc điểm của loại này là có độ trong suốt, có độ bóng mịn bề mặt, chống thấm nước cao nhưng chống thẩm thấu khí kém. Theo mật độ PolyEthylene, người ta chia túi PE thành 2 loại: HDPE và LDPE.
2. Túi HDPE ( High Density Polyethylene) hay còn gọi là túi xốp
Túi HDPE là loai túi có mật độ PolyEthylene cao, có độ trong suốt và độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình. Độ mềm dẻo của túi HDPE kém, đễ gấp nếp, dễ nhăn, dễ tạo ra tiếng động xột xoạt lớn khi cọ xát ( nên thường gọi là túi xốp ). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi dùng ở các chợ và cửa hàng nhỏ. Túi HD in thương hiệu Túi HDPE hay túi HD có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình. Độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, đễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ rang khi cọ xát ( nên thường gọi là túi xốp ). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ.
3. Túi LDPE (Low Density Polyethylene)
Túi nhựa làm từ LDPE hay túi PE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi HD. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi đắt hơn so với túi HD, nhưng chất lượng bao bì túi nilon sẽ cao cấp hơn. Túi PE thường gặp là các túi in quảng cáo sản phẩm, túi in logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp.
Đặc điểm của xưởng sản xuất túi ni lông
Nguyên vật liệu
Vật liệu để sản xuất ra được một thành phẩm túi nilon chính là PE với tên đầy đủ là PolyEthylene. Trước khi được đưa vào sản xuất thì nguyên vật liệu này thường ở dưới dạng hạt, hay còn gọi là hạt nhựa.
Bên cạnh đó, vật liệu này còn có thể gia công thêm nhiều phụ gia phù hợp để tích hợp thêm nhiều tính năng đặc biệt khác. Dưới đây là một số thành phần phụ thường được các công ty sản xuất nilon sử dụng:
Chất chống bám dính: Chất này có tên tiếng Anh là anti-blocking. Tính năng của chất chống bám dính chính là ngăn chặn việc dính lại với nhau của các lớp màng nhựa.
Chất EPI, D2W với tỷ lệ 1 đến 2%. Những chất này giúp túi có tính năng tự phân hủy theo thời gian mà không gây nên ô nhiễm môi trường.
UVI có tên tiếng Anh là Ultraviolet. Khả năng chống tia cực tím và các tia bức xạ của chất này rất cao. Từ đó giúp túi nilon bền bỉ và khó phai màu hơn.
Một số thiết bị cần thiết để sản xuất ra túi nilon
Muốn tạo nên một thành phẩm túi nilon hoàn chỉnh thì cần có đầy đủ 3 thiết bị quan trọng sau trên dây chuyền sản xuất:
- Máy thổi màng
- Máy cắt
- Bộ trục in
Tuy nhiên, nếu muốn sản xuất ra loại túi nilon đặc biệt thì số lượng thiết bị cần nhiều hơn.
Xưởng sản xuất túi ni lông cần những yếu tố gì:
Diện tích cần cho một bộ dây chuyền sản xuất túi ni lông là 120 mét vuông trong đó vừa đủ cho khoảng 20 tấn hạt nhựa và sản phẩm sau khi sản xuất. Chiều rộng tối thiểu của xưởng là 4 mét chiều cao tối thiểu cho phần để máy thổi ( 4*10 =40m2) là cao 6 mét
Điện để chạy một bộ máy sản xuất túi ni lông là điện 3 pha dòng không dưới 100A. Đường điện trong xưởng phải chạy 4 dây qua ống sứ . Các aptomat dành cho máy đặt đúng chiều cao quy định đúng theo yêu cầu của công an phòng cháy chữa cháy liên hệ nhà cung cấp máy để được tư vấn cụ thể. Một bộ máy sản xuất túi ni lông cần 2 aptomat 150A và 2 cái aptomat 50A .
Vị trí nhà xưởng : Chọn vị trí nhà xưởng gần trạm biến thế còn dư tải để tránh chi phí cao khi kéo điện, nhà xưởng cao ráo tránh ngập nước về mùa mưa. Các cửa sổ phải thuận tiện để đóng kin khi mưa gió.
Nhân công: Để vận hành một bộ máy sản xuất túi ni lông cần 03 nhân công trong 1 ca làm việc, có thể 1 nam và 2 nữ (nếu không có nam).
Hạch toán kinh tế cho việc mở xưởng sản xuất túi ni lông:
– Tiền mua 1kg hạt nhựa là: A
– Tiền điện chi sản xuất 1kg túi là: B
– Tiền chi cho nhân công sản xuất 1kg túi là: C
– Tiền chi cho mặt bằng trong việc sản xuất 1 kg túi la: D
– Tiền chi cho phụ gia trên 1kg túi sản xuất dduocj la: E
– Tiền chi cho lãi suất ngân hàng của tổng đầu tư chia cho 1kg túi là: f
– Tiền chi cho hao mòn máy của tổng tiền máy chia cho 1kg túi là : H
– Tiền chi cho tái chế lại đầu quai sau khi dập quai túi thành phế là: G
Tổng chi phí = A+B+C+D+E+F+H+G = A+3200 Đồng (nếu sản xuất tại TP HCM) Sản phẩm bán ra thị trường trong trường hợp bán sỷ trung bình là : A+3.200 + 3.500 = A + 6.700 đồng ( Trên thị trường tùy thộc vào thời vụ có lúc lãi lên 6 ngìn động kg nhưng chưa bao giờ xuống dưới 2 ngàn đồng 1kg ) cơ bản là nhà đầu tư cần liên tục tìm kiếm thì trường để tiêu thụ hết lượng sản phẩm sản xuất ra của 1 bộ máy. Đặc biệt là nên mở rộng thị trường sang các nươc Lào hoặc Campuchia vì các nươc đó giá tiền điện trên 4 ngàn 1kw vì vậy giá các sản phẩm từ nhựa rất cao.
Quy trình của xưởng sản xuất túi ni lông theo từng công đoạn
Quy trình sản xuất túi ni lông của chúng tôi bao gồm 5 bước :
1. Bước 1: Chuẩn bị Hạt nhựa PE
Hạt nhựa PE (HDPE – Làm túi xốp LDPE- làm túi nilon có độ trong suốt thấp (mờ)) Hạt nhựa PE thường có màu trắng tự nhiên, khi chuẩn bị quy trình sản xuất túi ni lông theo yêu cầu của khách về màu sắc sản phẩm mà chúng tôi sẽ chuẩn bị thêm hạt tạo màu để được các màu sắc khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng…
2. Bước 2: Đùn, thổi màng và tạo cuộn ni lông
Đây là bước có tầm quan trọng nhất trong quy trình sản xuất túi ni lông.
Hạt nhựa PE đã được chuẩn bị cùng các hạt tạo màu được đưa vào máy thổi túi, sau đó chúng được nấu chảy trong điều kiện được kiểm soát để khiến chúng nóng chảy và mèm dẻo (khoảng 380oF) .
Tiếp đến chúng bị ép – đùn qua một khuôn dạng ống của máy thổi túi . Trong khi ở nhiệt độ cao một đầu ra của ống được cố định lại và thổi không khí vào tạo thành dạng bong bóng và được nâng cao, người thời sẽ kéo dài đến kích thước và độ dày mong muốn theo đặt hàng của khách.
Bước 3: Cắt thành túi từ cuộn màng
Các cuộn màng ni lông tiếp tục được chuyển sang bộ phận cắt để tạo thành các túi ni lông riêng biệt từ các cuộn màng. Cơ chế hoạt động của các máy cắt túi ni lông là dùng nhiệt để tạo đáy túi và cắt miệng túi bằng một dao dạng thanh hoặc hình dạng tuỳ chỉnh phù hợp .
Tiếp theo, là công đoạn tạo ra các thành phần của túi ni lông đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng, đôi khi phải thực hiện gia công chủ yếu là thủ công.
Bước 4: Khâu in ấn túi ni lông
Các cuộn màng được chuyển qua bộ phận máy in túi ni lông. Phụ thuộc theo bản thiết kế maquette đã được phê duyệt cùng số màu in và số lượng túi in… mà công đoạn in túi ni lông sẽ được xử lý bằng kỹ thuật in lưới, kỹ thuật in ống đồng hay in flexo.
Bước 5: Hoàn thiện thành phẩm tạ xưởng sản xuất túi ni lông
Đây là bước sau thành phẩm nên có rất nhiều công đoạn
- Cắt
- Đánh dấu
- Gấp nếp
- Dập quai
- Gắn quai
Một số loại túi ni lông các loại thường gặp: túi t-shirt, túi phẳng gắn quai, túi die-cut, túi zipper, túi roll…
Saigongiftbox.com là nhà cung cấp các giải pháp đóng gói tối ưu Sản xuất – Phân phối các loại bao bì thùng giấy carton, màng xốp hơi, túi bóng khí, băng keo dán,.. giải pháp bao bì đóng gói dành cho việc đóng gói và vận chuyển sản phẩm hỗ trợ cho thương mại điện tử.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu những sản phẩm tiện ích nhất nhé.
Các tìm kiếm liên quan:
- xưởng sản xuất túi xốp hàng chợ
- cơ sở sản xuất túi xốp hàng chợ
- cơ sở sản xuất túi ni lông tại hưng yên
- giá bán túi ni lông