Sản phẩm khác

Bưu cục là gì? Vai trò của bưu cục trong các khâu vận chuyển hàng hóa

“Bưu cục là gì” là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc khi thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn mua bán hiện nay. Khi nhu cầu mua sắm của con người ngày càng tăng cao thì cũng kéo theo nhiều nhu cầu khác trong đó có nhu cầu về vận chuyển vô cùng lớn. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ vận chuyển khác nhau ra đời, nhưng chung quy lại vẫn không thể thay thế được vị trí của bưu cục và bưu điện. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ đi sâu vào chủ đề “bưu cục” để giải đáp cho các bạn những thắc mắc mà có thể bấy lâu nay các bạn chưa biết đến. Cùng tìm hiểu bưu cục là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Bưu cục là gì?

Bưu cục là đơn vị tổ chức nhỏ hơn bưu điện. Tùy vào cấp độ, bưu cục có thể được phân chia và trang bị chức năng phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, chức năng của bưu cục sẽ bị giới hạn chứ không đảm bảo có thể thực hiện đầy đủ chức năng của một bưu điện.

buu cuc la gi
buu cuc la gi

Một đơn vị bưu điện có thể có một hoặc nhiều đơn vị bưu cục. Thông thường bưu cục là địa điểm tiếp nhận thu và phát đơn hàng là chủ yếu. Các công ty dịch vụ chuyển hàng nhanh hiện nay cũng chú trọng phát triển hệ thống bưu cục nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đây cũng chính là yếu tố để xác định được quy mô cũng như năng lực vận chuyển mà đơn vị vận chuyển có thể đáp ứng. Người dùng có thể căn cứ vào mạng lưới bưu cục để đánh giá và lựa chọn công ty dịch vụ vận tải cho phù hợp.

Chi tiết điểm khác nhau giữa bưu điện và bưu cục là gì?

Sau khi đã hiểu được khái niệm bưu cục là gì thì ngay sau đây hãy cùng xem bưu cục và bưu điện có gì khác nhau nhé.

– Có thể thấy, bưu điện và bưu cục có chức năng khá giống nhau, tuy nhiên, nhìn một các tổng quan thì bưu điện là đơn vị lớn và bao hàm cả bưu cục.

– Bưu điện được uỷ quyền bởi hệ thống bưu chính và bao gồm các dịch vụ như: gửi, nhận, phân loại, xử lý, truyền tải, cung cấp thư từ. Bên cạnh đó các dịch vụ liên quan đến chuyển phát hàng hoá, hộp thư, bưu chính cũng được hỗ trợ và cung cấp. Ngoài ra bưu điện còn có dịch vụ bên ngoài như cấp hộ

chiếu, dịch vụ ngân hàng, thuê xe mua hàng hoá,….

– Phạm vi hoạt động và chức năng của bưu điện thường rộng hơn so với trưởng bưu cục.

– Bưu cục có thể được phân chia và trang bị chức năng theo từng cấp độ phù hợp tuỳ vào tình hình thực tế.

Phân biệt các loại bưu cục cấp 1, cấp 2 và cấp 3

Tuỳ vào quy mô và chức năng của bưu điện mà bưu cục được phân chia và trang bị theo số lượng tương ứng. Hiểu rõ bưu cục là gì, cùng phân biệt các loại bưu cục cấp 1, cấp 2, cấp 3 để xem xem có điểm gì giống và khác nhau không nhé.

buu cuc la gi
buu cuc la gi

Bưu cục cấp 1 là gì?

Bưu cục cấp 1 là đơn vị được hình thành tại các tỉnh/thành phố, có nhiệm vụ khai thác bưu gửi nội tỉnh, thành phố (hoặc khu vực). Tuỳ vào quy mô và nhu cầu của người dùng trong 1 tỉnh/thành phố mà có thể tạo ra một hoặc nhiều bưu cục cấp 1. Chức năng hoạt động của bưu cục cấp 1 khá đa dạng, với nhiều dịch vụ có thể đáp ứng hoàn toàn các nhu cầu của khác hàng.

Bưu cục cấp 2 là gì?

Bưu cục cấp 2 là đơn vị hình thành tại quận/huyện, có nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm bưu nội quận/huyện. Đa phần số lượng bưu cục cấp 2 sẽ được tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và diện tích của quận/huyện đó. Chức năng của bưu cục cấp 2 được đánh giá là nhiều hạn chế hơn bưu cục cấp 1. Tuy nhiên, bưu cục cấp 2 vẫn đảm bảo cung ứng dịch vụ tối ưu nhất cho khách hàng tương xứng với quy mô cấp quận/huyện.

Bưu cục cấp 3 là gì?

Bưu cục cấp 3 là đơn vị hình thành trong các cụm dân cư hoặc phường/ xã. Bưu cục cấp 3 chịu trách nhiệm khai thác, tìm kiếm bưu gửi tại cụm cư dân đang sinh sống đó. Với quy mô vừa và nhỏ, bưu cục cấp 3 có nhiều điểm hạn chế nhất so với bưu cục cấp 1 và cấp 2. Tuy nhiên đây cũng vẫn là một loại bưu cục cần thiết để phục vụ cho khách hàng.

Vai trò của bưu cục là gì trong các khâu vận chuyển hàng hóa?

Trong các khâu vận chuyển hàng hoá, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò mà bưu cục mang lại. Vậy vai trò của bưu cục là gì? Nó có rất nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau, bạn có thể tham khảo:

Là địa điểm giao nhận ship hàng

Tại bưu cục khách hàng có thể đến để gửi hàng và sau đó các nhân viên vận chuyển sẽ đến bưu cục để lấy hàng ship cho người cần nhận. Bưu cục cũng là nơi tiếp nhận khi hàng được hoàn trả về.

Ở bưu cục, hoạt động nhận và luân chuyển hàng hoá luôn được thực hiện một cách rất chính xác và nhanh chóng. Đây có thể được xem là nơi tập kết hàng hoá sau đó luân chuyển cho người nhận hàng và chiều ngược lại.

Bưu cục là điểm cung cấp thông tin dịch vụ

Giống như chức năng của bưu điện, tại bưu cục, mọi người có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên trong việc xử lý hay hoàn trả đơn hàng. Những khiếu nại và thắc mắc của khách hàng sẽ được các nhân viên giải đáp và xử lý một cách “thấu tình đạt lý” nhất.

Bưu cục là địa điểm lưu kho

Có thể nói, bưu cục chính là điểm lưu kho an toàn trước khi chờ được vận chuyển đi đến tay của người nhận. Thông thường, hàng hoá sẽ được tập kết tại bưu cục, sau đó được xử lý và chuyển phát đến tay người nhận. Chính về thế, bên cạnh chức năng giao nhận, hỗ trợ dịch vụ thì bưu cục cũng là một kho chứa an toàn.

Là điểm gia tăng giá trị thương hiệu

Mỗi điểm bưu cục được hình thành cũng là khẳng định giá trị của công ty vận chuyển hàng hoá và quảng bá cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp nào có nhiều điểm bưu cục, có đội ngũ nhân viên shipper hùng hậu thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều lợi thế hơn trên thị trường so với các doanh nghiệp vận tải dịch vụ hàng hoá khác.

Một số vấn đề cần lưu ý khi chọn sử dụng bưu cục:

Tham khảo một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ bưu cục là gì:

Nên lựa chọn bưu cục nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển đơn giản như gửi, nhận, khiếu nại,…

Lựa chọn đúng địa điểm bưu cục sẽ giúp khách hàng thận lợi và nhanh chóng hơn trong việc giải quyết các vấn đề thắc mắc.

Nên chọn địa chỉ bưu cục gần với địa điểm của bạn để có thể được hỗ trờ kịp thời khi có những tình huống không mong muốn có thể xảy ra.

Mọi giao dịch tại bưu cục và bưu điện đều sẽ có hoá đơn, chứng từ đi kèm. Vì thế cần giữ lại chứng từ để khi có vấn đề giao dịch phát sinh được hỗ trợ.

buu cuc la gi
buu cuc la gi

Từ khóa:

  • Đi khỏi bưu cục là gì
  • Nhập bưu cục là gì
  • Bưu chính la gì
  • Đã Tôi bưu cục phát Delivery HUB
  • Giám sát bưu cục là làm gì
  • Bưu cục giao là gì
  • Nhân viên bưu cục là gì

Nội dung liên quan:

Back to top button