Kỹ thuật & Công nghệ

Chuỗi cung ứng là gì? Tổng quan về chuỗi cung ứng ở Việt Nam

Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mới xuất hiện trong vài thập kỷ trở lại đây, tuy nhiên nó đã nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế. Việc quản lý chuỗi cung ứng được xem là yếu tố quyết định đến sự sống còn, thành bại của một doanh nghiệp bởi chuỗi cung ứng có ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và cắt giảm chi phí sản xuất. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức xoay quanh khái niệm chuỗi cung ứng là gì? Mục tiêu, vai trò, thành phần và cấu trúc của một chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.

cau truc chuoi cung ung
cau truc chuoi cung ung

Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là thuật ngữ kinh tế xuất hiện vào những năm cuối của thập niên 80 và nhanh chóng trở nên phổ biến ở thập niên 90. Một số định nghĩa về chuỗi cung ứng đã được đưa ra trên thế giới như sau:

Đề cập trong tác phẩm “Fundamentals of Logistics Management” (1998), Lambert và cộng sự đưa ra khái niệm chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ vào thị trường.

Theo Mentzer và cộng sự (2001), chuỗi cung ứng là một tập hợp ba hoặc nhiều tổ chức trực tiếp tham gia vào dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, tài chính và (hoặc) thông tin từ một nhà cung cấp đến người tiêu dùng.

Đối với các tác giả khác như Harland và cộng sự (2001) lại có một khái niệm rộng hơn về chuỗi cung ứng, được gọi là Mạng lưới cung ứng. Mạng lưới cung ứng là mạng lưới các công ty liên kết với nhau nhằm mục đích chính là để cung cấp, sử dụng và chuyển hóa nguồn lực để cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng.

cau truc chuoi cung ung
cau truc chuoi cung ung

Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng (Supply chain management) là gì?

Trong quá trình sản xuất cần phải có những hoạch định như tìm nguồn sản phẩm đầu vào (nhà cung cấp), đến khâu sản xuất (nhà sản xuất), bảo quản, phân phối sản phẩm và cuối cùng là khâu tiêu thụ (người tiêu dùng). Vì vậy để cho chuỗi cung ứng hoạt động tốt cần phải quản lý chuỗi cung ứng sao cho hoạt động đạt hiệu quả tối ưu. Hiệu quả của quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trò thiết yếu đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp.

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là việc xử lý dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ từ quá trình sản xuất thô của sản phẩm đến nơi tiêu dùng của người tiêu dùng. Quá trình này đòi hỏi một tổ chức phải có một mạng lưới các nhà cung cấp (đóng vai trò là các mắt xích trong chuỗi) để di chuyển sản phẩm qua từng giai đoạn.

Quản lý chuỗi cung ứng là trái tim của mọi doanh nghiệp. Mục đích chính của quản lý chuỗi cung ứng là nhằm tối đa hóa giá trị của khách hàng, mang lại hiệu quả tối ưu và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Nó thể hiện nỗ lực của các công ty chuỗi cung ứng để phát triển và điều hành chuỗi cung ứng theo những cách hiệu quả và hiệu quả nhất có thể.

Cấu trúc của chuỗi cung ứng

Cấu trúc chuỗi cung ứng phụ thuộc rất lớn vào loại hình và số lượng của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng. Thông thường, chuỗi cung ứng sẽ thuộc một trong ba cấu trúc phổ biến sau:

Với hình thức đơn giản nhất này, chuỗi cung ứng bao gồm các đối tượng tham gia là nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất và khách hàng. Trong đó:

Nhà cung cấp là doanh nghiệp hoặc cá nhân chịu trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu đầu vào hoặc các dịch vụ cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất được diễn ra trơn tru.
Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp, kết hợp với nguồn nhân lực và công nghệ của bản thân doanh nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung ứng cho khách hàng.

Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng

Chuỗi cung ứng mở rộng là loại hình cấu trúc chuỗi cung ứng kết hợp các thành phần của chuỗi cung ứng đơn giản và một số đối tượng tham gia khác, điển hình như các nhà cung cấp dịch vụ cho chuỗi cung ứng như công ty tiếp thị, công ty tài chính, logistics, công nghệ thông tin; nhà phân phối; nhà bán lẻ; nhà cung cấp của nhà cung cấp hay khách hàng của khách hàng… Sự tham gia của các thành tố này cũng nhằm mục đích kết nối các doanh nghiệp sản xuất và khách hàng cuối cùng.

Nhà phân phối:

Đề cập đến các công ty tồn trữ sản phẩm hàng hóa từ doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn và chịu trách nhiệm phân phối số hàng hóa đó đến với khách hàng. Cũng có thể nói nhà phân phối là một nhà bán sỉ bởi nhà cung cấp bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ.

Nhà bán lẻ:

Nhà bán lẻ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp mà bạn mua hàng hóa. Các nhà bán lẻ thường không sản xuất các mặt hàng của riêng họ. Họ mua hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn hay nhà phân phối và bán những hàng hóa này cho người tiêu dùng với số lượng nhỏ. Dù bằng cách nào, nhà bán lẻ cũng bán những hàng hóa đó cho người dùng cuối với mức chênh lệch giữa giá mua của họ và giá bán lại. Đây là cách các nhà bán lẻ tạo ra lợi nhuận. Các loại hình bán lẻ phổ biến như: Nhà bán lẻ độc lập, doanh nghiệp bán lẻ hiện tại, nhượng quyền thương mại, đại lý..

Nhà cung cấp dịch vụ:

Đề cập đến tất cả các nhà cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Họ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện những hoạt động này hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với việc các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng tự mình thực hiện.

Các nhà cung cấp dịch vụ phổ biến nhất trong chuỗi cung ứng là nhà cung cấp dịch vụ nhà kho, nhà cung cấp dịch vụ vận tải, nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, pháp lý, nhà nghiên cứu thị trường, quảng cáo…

Cấu trúc chuỗi cung ứng điển hình

Chuỗi cung ứng điển hình đề cập đến cấu trúc chuỗi cung ứng mà trong đó nguyên vật liệu được cung cấp bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản xuất ở một hoặc nhiều nhà máy, sau đó được chuyển đến công ty sản xuất.

Sản phẩm được phân phối đến nhà bán sỉ, qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Các mối quan hệ này được liên kết với nhau thành một mạng lưới. Dòng sản phẩm, dịch vụ và thông tin lượt chuyển liên tục trong cả chuỗi. Sự xuất hiện của các nhân tố này giúp cho mỗi đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng tập trung chuyên môn hóa hơn vào các chức năng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cả mạng lưới.

Mục tiêu, vai trò của quản trị chuỗi cung ứng

Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải thiện đồng thời cả hai yếu tố là mức hiệu quả của sự điều hành nội bộ và mức độ dịch vụ khách hàng ở các công ty trong chuỗi cung ứng. Trong đó, tính hiệu quả nội bộ thể hiện rõ nhất ở việc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đối với hàng tồn kho và các tài sản khác cao, có khả năng tìm ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng và chi phí vận hành. Dịch vụ khách hàng thể hiện ở tỷ lệ hoàn thành đơn hàng cao; tỉ lệ giao hàng đúng giờ cao; tỉ lệ khách hàng trả lại sản phẩm thấp…

Như đã đề cập ở đầu bài viết, quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trò rất lớn đối với một doanh nghiệp bởi nó giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến đầu vào của doanh nghiệp. Nhờ có chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ để tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh… Hay nói cách khác trong doanh nghiệp, chuỗi cung ứng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

cau truc chuoi cung ung
cau truc chuoi cung ung

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Có thể nói, chuỗi cung ứng là một bước phát triển mới của logistics. Chính vì thế chuỗi cung ứng mang đầy đủ những đóng góp cho nền kinh tế như của logistics. Ngoài ra, chuỗi cung ứng còn có những đóng góp cho nền kinh tế khác với hoạt động logistics thông thường. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp:

  • Giảm chi phí vận hành
  • Nắm bắt nhu cầu của khách hàng
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đối với nền kinh tế:

  • Giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của nền kinh tế
  • Góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh
  • Tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế và hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế.
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng, góp phần đưa khách hàng (người tiêu dùng) trở thành trung tâm của các hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Từ khóa:

  • Cấu trúc chuỗi cung ứng của Amazon
  • Thành phần chuỗi cung ứng
  • Chuỗi cung ứng là gì ví dụ
  • Chuỗi cung ứng hiệu quả là gì
  • Lý thuyết chuỗi cung ứng
  • 5 lĩnh vực của chuỗi cung ứng

Nội dung liên quan:

Back to top button