Company profile là gì? Phân biệt Company profile và Brochure
Company profile được coi là một tài liệu giới thiệu tổng thể về một công ty, doanh nghiệp. Company profile giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng với khách hàng, đối tác. Vậy company profile là gì? Nhiều bạn có thể sẽ nhầm lẫn giữa Company profile và Brochure cùng là tài liệu giới thiệu về công ty nhưng chúng lại có những điểm khác biệt nhất định. Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của saigongifbox.com nhé!
Company profile là gì?
Company profile là tài liệu giới thiệu những nét khái quát nhất về một công ty, doanh nghiệp. Nó nêu bật những điểm mạnh của công ty nhằm tạo ấn tượng với đối tác và khách hàng cũng như nhân viên nội bộ.
Nội dung cần được thể hiện trong Company profile bao gồm:
- Thông tin chung về công ty: tên công ty, thời gian thành lập, giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập công ty, địa chỉ công ty, website, gmail, số điện thoại,..
- Thông tin về hoạt động kinh doanh: lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực nhân sự, cán bộ quản lý và kỹ thuật, năng lực thiết bị, máy móc, tên máy móc, thiết bị, số lượng máy, tính năng công suất, báo cáo tài chính doanh nghiệp (thường là trong 3 năm gần nhất) để chỉ ra doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, những dự án doanh nghiệp đã thực hiện thành công,…
Về hình thức trình bày, Company profile được trình bày dưới dạng một cuốn sách nhỏ, thường là tổng hợp của nhiều trang (số lượng từ 16-32 trang).
Trong nhiều trường hợp, Company profile còn được hiểu như hồ sơ năng lực, được xem là “bảo bối” sử dụng trong bán hàng hoặc khi nhận dự án, nhà thầu,..
Company Profile bao gồm những gì?
Trong profile sẽ được thiết kế và dàn trải theo từng trang, mỗi trang sẽ thể hiện những hình ảnh và nội dung liên quan về nội bộ doanh nghiệp, dự án triển khai,… Thông thường sẽ bao gồm:
- Phần bìa quyển profile: Gồm có logo doanh nghiệp, tên giao dịch, slogan hoặc khẩu hiệu đặc trưng, hình ảnh đại diện liên quan đến lĩnh vực hoạt động.
- Trang 2 – 3: Gồm phụ lục, quá trình hình thành công ty, các mốc thời gian quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển; hình ảnh một số sự kiện, hình ảnh công ty.
- Trang 4 – 5: Giới thiệu tổng quan, lĩnh vực hoạt động và tầm nhìn, sứ mệnh của công ty, hình ảnh minh họa.
- Trang 6 – 7: Giới thiệu về bộ máy quản trị, nhân sự chủ chốt và sơ đồ tổ chức, sơ lược về các thành viên nổi bật.
- Trang 7 – 8: Thông tin chi tiết về lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp cùng các hình ảnh minh họa.
- Trang 9 – 10: Các dự án tiêu biểu đã triển khai, được đối tác và khách hàng đánh giá cao, thông tin về dự án tiêu biểu đang triển khai kèm hình minh họa.
- Các trang kế tiếp: Chia sẻ các định hướng, giải pháp và mục tiêu phát triển trong tương lai kèm các hình ảnh hay thông tin về các hoạt động công ty đã thực hiện để phát triển thương hiệu.
- Phần cuối company Profile: Các thông tin liên hệ, hình ảnh khái quát tổng thể lại về công ty và kèm logo đặc trưng.
Số lượng trang trong profile sẽ không bị cố định ở một con số và doanh nghiệp có thể đưa thêm những thông tin liên quan, nổi bật về hoạt động hay dịch vụ, sản phẩm để tăng sự tín nhiệm của người đọc lên cao hơn.
Bố cục trình bày
1. Bìa đầu cuốn thiết kế: bao gồm logo, tên giao dịch của công ty, slogan hoặc tiêu chí, hình ảnh tượng trưng cho ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
2. 2 trang đầu tiên: phụ lục, thông tin về lịch sử hình thành và những dấu mốc quan trọng của công ty.
3. 2 trang tiếp theo: giới thiệu tổng quan về công ty, ngành nghề hoạt động, sứ mệnh, tầm nhìn, hình ảnh đi kèm
4. 2 trang tiếp: hình ảnh nhân viên, bộ máy hoạt động trong công ty, giới thiệu những thành viên chủ chốt
5. 2 trang tiếp: chi tiết về ngành nghề hoạt động
6. 2 trang tiếp: thông tin về những dự án tiêu biểu
7. Trình bày những vấn đề trong xã hội hiện đại và thế mạnh công ty có thể giải quyết những vấn đề đó, hướng đến cộng đồng.
8. Bìa cuối: logo công ty, thông tin liên hệ
Nói chung, tùy vào từng công ty mà có thể có bố cục thiết kế khác nhau, nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo cho các bạn về hình thức bố cục thường xuyên được áp dụng.
Lưu ý khi thiết kế
Khi thiết kế Company profile, doanh nghiệp nên thiết kế chúng một cách ngắn gọn, chắt lọc, mang tính cô đọng, tránh đưa quá nhiều thông tin tạo cảm giác nhàm chán cho ngươi xem.
Ngôn từ trong Company profile cần phải được trau chuốt về ngôn từ, thể hiện định hướng của doanh nghiệp. Phong cách thiết kế Company profile cũng hết sức quan trọng. Bởi phong cách chuyên nghiệp sẽ quyết định hình ảnh của công ty trong mắt khách hàng. Ấn tượng tốt chính là tiền đề tiên quyết để công ty có thể thành công trong việc ký kết những hợp đồng có giá trị.
Company profile cần được thiết kế đẹp mắt, thu hút ánh mắt người xem. Tốt nhất là được trình bày theo một chủ đề nhất định, theo một tông màu chủ đạo để lưu lại ấn tượng sâu nhất cho người xem.
Các công ty có thể liên hệ với các công ty chuyên nhận thiết kế Company profile để có được những cuốn hồ sơ hấp dẫn nhất. Công ty thiết kế sẽ biết cách trình bày thông tin một cách logic, sắp xếp theo trình tự hợp lí, phân bố cục rõ ràng, sử dụng font chữ, hình ảnh,…để hình ảnh công ty trở nên thu hút hơn trong mắt khách hàng.
Phân biệt Company profile và Brochure
Company profile và Brochure đều là những ấn phẩm của công ty nhằm giới thiệu hình ảnh của công ty đến với khách hàng, đồng nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại ấn phẩm in ấn này lại có nội dung và giá trị khác nhau. Cụ thể điểm khác biệt giữa Company profile và Brochure được thể hiện trong bảng so sánh dưới đây.
Phân biệt | Company profile | Brochure |
Khái niệm | -Là tài liệu giới thiệu khái quát về công ty | -Là tài liệu giới thiệu về sản phẩm trong công ty |
Nội dung | -Thông tin chung về sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp
-Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, -Thế mạnh của công ty với đối thủ cạnh tranh -Giá trị công ty có thể mang lại cho khách hàng |
-Chủ yếu nói về sản phẩm của công ty |
Đối tượng hướng tới | -Dành cho cả khách hàng, đối tác và nhân viên trong công ty | -Chủ yếu dành cho khách hàng |
Các bước để viết Company Profile hấp dẫn
Để có một company Profile hoàn chỉnh và chuyên nghiệp với những doanh nghiệp lâu năm đã là một thách thức lớn. Đối với một doanh nghiệp mới khởi nghiệp lại càng khó khăn hơn. Bởi các thông tin để hoàn chỉnh một Company Profile phải là những thông tin chính xác được xác thực. Vậy để giúp bạn giải mã vấn đề trên bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
- Bạn cần xác định viết company Profile cho ai? (đối tượng hướng đến của công ty bạn như thế nào?)
- Viết những gì? Nội dung cần được phác thảo và bàn luận kỹ
- Xác định văn phong cho company Profile
- Lời kết
- Cấu trúc trình bày của từng mục
- Lựa chọn đơn vị thiết kế, kiểu cách thiết kế.
Tầm quan trọng của business profile doanh nghiệp
Tầm quan trọng của company profile là gì hiện nay gồm:
- Gây ấn tượng với đối tác, chủ đầu tư: Hồ sơ doanh nghiệp chính là hình ảnh đại diện của công ty trên thị trường. Từ đó, lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành nghề của bạn sẽ được cao hơn.
- Là tài liệu quan trọng trong tiếp thị bán hàng: Business profile là công cụ hỗ trợ đắc lực dành cho các nhân viên kinh doanh. Với những thông tin trong hồ sơ, quá trình tiếp thị sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nhiều so với cách thức tiếp cận khách hàng khác như telesale…..
- Thể hiện sự chuyên nghiệp của công ty: Những hình ảnh chứng minh về năng lực doanh nghiệp, các dự án đã từng thực hiện nếu được thiết kế trong một profile đẹp sẽ thể hiện toàn bộ năng lực, độ chuyên nghiệp của công ty để khách hàng có thể tin tưởng hợp tác.
Từ khóa:
- Company profile la gì
- Company profile template
- Company profile pdf
- Company profile design
Nội dung liên quan:
- Name card là gì? Kích thước name card chuẩn nhất trong thiết kế
- Top 4 kỹ thuật in ấn bao bì thịnh hành nhất 2021
- Túi giấy là gì? Tiêu chí quyết định đến kích thước túi giấy