Sản phẩm khác

Danh sách đơn vị đo độ dài và cách đổi đơn vị đo độ dài chính xác nhất

Đơn vị đo độ dài, khối lượng và thời gian là các đại lượng cơ bản nhưng hết sức quan trọng trong môn Toán mà bất kỳ ai cũng đều nắm chắc. Các em học sinh khi bước vào môi trường tiểu học sẽ phải làm quen với những kiến thức cơ bản nhất, trong đó có đơn vị đo độ dài. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập về đại lượng đo này cũng như tìm hiểu bí quyết giúp các em học sinh có thể ghi nhớ các đại lượng và cách đổi đơn vị chiều dài chuẩn xác nhất nhé!

Cách đổi đơn vị đo độ dài là gì?

cach doi don vi do dai
cach doi don vi do dai

Đơn vị là gì?

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo sử dụng trong toán học, vật lý, hóa học. Và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Độ dài là gì?

Độ dài là khoảng cách giữa hai điểm cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ: độ dài của bàn chân chính là khoảng cách từ đầu ngón chân cái và gót bàn chân.

Đơn vị đo độ dài là đại lượng dùng để đo khoảng cách giữa hai điểm, để làm mốc so sánh về độ lớn cho mọi độ dài khác.

Ví dụ:

  • Một chiếc thước kẻ dài 20 cm thì 20 là độ dài, cm là đơn vị dùng để đo
  • Quãng đường từ điểm A đến điểm B là 1 km, thì 1 là độ dài còn km là đơn vị đo độ dài

Bảng đổi đơn vị chiều dài:

Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét
km hm dam m dm cm mm
1 km

= 10 hm

= 1000 m

1 hm

= 10 dam

= 100 m

1 dam

= 10 m

1 m

= 10 dm

= 100 cm

= 1000 mm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm

Chiều dài là gì?

Trong vật lý, chiều dài (hay khoảng cách, chiều cao, chiều rộng, độ dài, kích thước, quãng đường,..) là khái niệm cơ bản chỉ trình tự của các điểm dọc theo một đường nằm trong không gian và đo lượng (nhiều hay ít) mà điểm này nằm trước hoặc sau điểm kia. Trong ngôn ngữ thông dụng, chiều dài là một trường hợp của khoảng cách.

Dặm (mile) là gì?

Dặm (tiếng anh là Mile) là đơn vị đo khoảng cách trong nhiều hệ thống đo lường khác nhau như Hệ đo lường Mỹ, Hệ đo lường Anh, Hệ đo lường Na Uy/Thụy Điển. Dặm có nhiều các ký hiệu như: ml, mi, m, M nhưng cách ký hiệu mi được sử dụng phổ biến hơn cả. Những đơn vị vận tốc liên quan tới dặm như dặm/giờ được ký hiệu là mph hoặc m.p.h.

Những người đầu tiên sử dụng đơn vị dặm (mile) là người La Mã khi họ sử dụng đơn vị này để chỉ khoảng cách 1.000 bước chạy (1 bước chạy = 2 bước đi) tương đương với 1.480 mét.

Người Hoa và người Anh cùng sử dụng đơn vị dặm nhưng có sự khác nhau: 1 dặm Trung Quốc bằng 500m, trong khi đó 1 dặm Anh bằng 1.609,334 m.

Ngày nay dặm pháp định quốc tế đã được thống nhất trên toàn thế giới và có một chút khác biệt so với thời La Mã cổ đại.

Yard (yd) là gì?

Yard (ký hiệu là yd) là đơn vị đo chiều dài trong Hệ thống đo lường của Anh và Mỹ. Theo đó 1 yard bằng 3 feet hoặc 36 inches. Năm 1959 yard được chuẩn hóa bằng 0.9144 mét.

Đơn vị yard thường được sử dụng để đo chiều dài sân bóng đá tại Mỹ và Canada. Đơn vị diện tích tương ứng của yard là yard vuông hay thước Anh vuông.

cach doi don vi do dai
cach doi don vi do dai

Feet (ft) là gì?

Feet (số ít là foot) ký hiệu ft là đơn vị đo chiều dài khá truyền thống của người Mỹ. Feet nằm trong Hệ thống đo lường Anh và Hệ thống đo lường Mỹ. Kể từ năm 1959, feet là đơn vị đo lường được thế giới chấp nhận. 1 foot bằng 12 inches và 2 feet bằng 1 yard.

Mét (m) là gì?

Mét (trong tiếng anh là Metre) ký hiệu là m là đơn vị đo khoảng cách, độ dài tiêu chuẩn. Mét nằm trong Hệ đo lường quốc tế – SI và mét được định nghĩa bởi Văn phòng Cân đo Quốc tế là khoảng cách mà ánh sáng truyền trong chân không trong thời gian 1/299 792 458 giây.

Kilomet (Km) là gì?

Kilomet là đơn vị đo chiều dài thuộc Hệ mét, km nằm trong Hệ thống đo lường SI và được sử dụng bởi Văn phòng Cân đo Quốc tế.

Kilomet được sử dụng chính thức để đo khoảng cách trên đất liền, trong lĩnh vực giao thông vận tải và cả quy hoạch. 1km bằng 1000 m, đơn vị diện tích và thể tích tương ứng lần lượt là kilomet vuông (km2) và kilomet khối (km3).

Cách phát âm đơn vị km ở một số quốc gia cũng có sự khác nhau: Ở Anh người ta phát âm là “k” (/ k eɪ /) còn ở Mỹ lại có tiếng lóng là klick.

Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn nhất

Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì các bạn cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi đó là gì. Khi đã nắm được bản chất thì các bạn chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 (nếu thiếu) ứng với mỗi đơn vị đo.

Cụ thể như sau:

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn liền kề thì chúng ta nhân số đó với 10
Ví dụ: 1 km = 10 hm = 100 dam.

Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, chúng ta chia số đó cho 10
Ví dụ: 20 cm = 2 dm.

Nói chung, mỗi đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần.

Ví dụ 1:

Khi đổi từ 1 km sang m, chúng ta thấy phải nhân số đó với 3 lần số 10 ( 10 x 10 x 10 = 1000 ). Vậy ta suy ra 1 km = 1 x 1000 = 1000 m.

Ví dụ 2:

Khi đổi từ 200 cm sang m, chúng ta thấy phải chia 200 với 2 lần số 10 ( 10 x 10 = 100 ). Vậy ta suy ra kết quả là 200 cm = 200 : 100 = 2 m.

Những vấn đề mà học sinh thường gặp phải cách đổi đơn vị đo độ dài

Khi đổi đơn vị đo độ dài, theo quan sát của chúng tôi thì các em học sinh thường gặp phải 4 vấn đề sau đây:

  • Học sinh không nắm được các ký hiệu viết tắt của đơn vị đo
  • Học sinh không tìm được ở trên thước độ dài của số đo
  • Học sinh bị hạn chế trong việc nắm bắt mối quan hệ giữa các đơn vị đo
  • Khi đổi đơn vị đo chiều dài hoặc những bài toán có sử dụng đơn vị đo chiều dài thì học sinh thường bị đổi sai và gặp nhiều lúng túng

Chính vì vậy, để giúp các em học sinh có thể học tốt bảng đơn vị đo độ dài cũng như vận dụng thành thạo kiến thức này khi làm bài tập và trong cuộc sống hàng ngày. Thì các em học sinh cần phải thường xuyên thực hành chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Và sau đây sẽ là một số dạng bài tập liên quan đến đơn vị đo độ dài dành cho các em học sinh hoặc các bậc phụ huynh tham khảo nhé.

cach doi don vi do dai
cach doi don vi do dai

Một số dạng bài tập liên quan đến cách đổi đơn vị đo độ dài

Dạng 1: Đổi đơn vị đo độ dài

1 km = … m
12 km = … m
10 hm = … m
1 dam = … m
1000 m = … km
100 dm = … m
100 cm = … m
100 m = … hm
10 mm = … cm
3 m = … cm

Đáp án

Áp dụng bảng đơn vị đo độ dài ta có đáp án của bài tập trên như sau:

1 km = 1000 m
12 km = 12000 m
10 hm = 10 hm x 100 = 1000 m
1 dam = 10 m
1000 m = 1 km
100 dm = 10 m
100 cm = 1 m
100 m = 1 hm
10 mm = 10 cm
3 m = 3 x 100 = 300 cm.

Dạng 2: Bài toán thực hiện phép tính

10km + 5km = ?
24hm – 18hm = ?
13mm + 12mm = ?
6m x 7m = ?
15cm : 3cm = ?

Đáp án:

Thực hiện phép tính và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả. Ta có:

10km + 5km = 15km
24hm – 18hm = 6hm
13mm + 12mm = 25mm
6m x 7m = 42m
15cm : 3cm = 5cm

Dạng 3: So sánh các đơn vị đo

Điền các dấu “>” “<” hoặc “=” vào chỗ thích hợp

4m5cm … 500cm
5000m … 5km
3dm4cm … 15cm
500mm … 50cm
100m … 20dam
30dam5m …35hm

Đáp án:

Áp dụng bảng đơn vị đo ta có các đáp án như sau:

a) 4m5cm được đổi ra cm là: 400cm + 5cm = 405cm. => 4m5cm < 500cm
b) 5000m được đổi ra km là 5000m : 1000 = 5km. => 5000m = 5km
c) 3dm4cm được đổi ra cm là: 30cm + 4cm = 34cm. => 3dm4cm > 15cm
d) 500mm được đổi ra cm là: 500mm : 10 = 50cm. => 500mm = 50cm
e) 20dam được đổi ra m là: 20dam x 10 = 200m. => 100m < 20dam
f) Ở phép so sánh này do có 3 đơn vị đo nên khi thực hiện chúng ta cần phải lựa chọn 1 đơn vị chung để đổi các giá trị về cùng 1 đơn vị đo thì mới thực hiện được phép so sánh.

30dam5m được đổi ra m là: 300m + 5m = 305m

35hm được đổi ra m là 35hm x 100 = 350m

30dam5m < 35hm

Từ khóa:

  • Đổi đơn vị đo dài lớp 5
  • Bài tập đổi đơn vị đo độ dài lớp 3
  • Các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mm
  • Cách đổi đơn vị đo độ dài
  • Bằng đổi đơn vị khối lượng
  • Đổi đơn vị đo đo dài Diện tích

Nội dung liên quan:

Back to top button