Cách in tem nhãn sản phẩm đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà
Cách in tem nhãn đối với những người đã và đang làm trong ngành in ấn là một việc khá đơn giản, tuy nhiên đối với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ tự thực hiện in ấn do kinh phí hạn hẹp lại là một công việc khá phức tạp. Hãy cùng chúng tôi khám phá các bước in tem nhãn đơn giản, hiệu quả tại nhà.
Cách in tem nhãn
Tem nhãn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi sản phẩm trong kinh doanh. Tem nhãn giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc, xuất xứ và cách sử dụng sản phẩm. Cách in tem nhãn tại nhà gồm có 4 bước:
Bước 1: Xác định vị trí dán tem nhãn
Bước đầu tiên để có được một chiếc tem nhãn sản phẩm tốt, bạn cần xác định chính xác vị trí dán tem nhãn. Bởi vì nhãn dán chính là yếu tố thu hút khách hàng đầu tiên khi họ quyết định lựa chọn hay sử dụng.
Vị trí dán tem nhãn cần phải đảm bảo:
- Người dùng có thể thấy hết nội dung in trên tem nhãn.
- Vị trí dán thu hút khách hàng, gây ấn tượng tốt.
- Vị trí dán làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Tem nhãn có thể được dán bên trong hoặc bên ngoài của bao bì sản phẩm. Ví dụ bao bì sản phẩm là nhựa trong suốt, thủy tinh hoặc giấy bóng thì tem nhãn thường được đặt bên trong (với điều kiện tem nhãn không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm). Đối với các sản phẩm có bao bì màu, sản phẩm dạng lỏng tem nhãn thường được dán bên ngoài.
Bước 2: Thiết kế tem nhãn
Để tem nhãn thu hút khách hàng, bạ cần có bản thiết kế đẹp và hấp dẫn. Để thiết kế đẹp bạn cần chú ý các yếu tố sau:
Màu sắc:
Bạn không nên lựa chọn màu sắc quá nổi bật vì nó có thể gây phản cảm với người nhìn. Bạn cần chọn màu sắc phù hợp với đặc tính sản phẩm; đúng mặt hàng nhưng vẫn nêu lên sự khác biệt không dễ lẫn lộn.
Kích thước:
Kích thước nên phù hợp với kích thước bao bì.
Hình dáng:
Với những cách in tem nhãn đơn giản bạn có thể lựa chọn các hình dạng quen thuộc; vừa dễ tiếp cận người dùng và dễ thiết kế. Hoặc nếu muốn nhãn dán thu hút bạn có thiết kế hình dáng khác thường để dễ thu hút khách hàng. Tuy nhiên bạn cần sự đầu tư vào thiết kế lẫn in ấn vì những hình dạng đặc biệt dễ ẩn chứa nhiều rủi ro.
Hình ảnh:
Hình ảnh cần thu hút, sắc nét và ẩn chứa thông điệp quảng cáo của nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Nội dung:
Khách hàng sẽ chỉ dành cho bạn vài giây nhìn lướt qua nhãn hiệu của chúng ta trong hàng trăm mặt hàng. Vì vậy bạn nên nội dung cần phải cô đọng, dùng cỡ chữ lớn hơn đối với các thông tin quan trọng.
Tên sản phẩm, tên và địa chỉ; cách liên lạc của nhà sản xuất, nơi chịu trách nhiệm về hàng hóa; nguồn gốc xuất xứ; hạn sử dụng; công dụng; cách dùng; mã vạch; logo;… và một số thông tin phụ thuộc vào đặc tính sản phẩm.
Ngôn ngữ:
Các nội dung trên tem nhãn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ trường hợp được phép ghi bằng ngôn ngữ khoa học có gốc chữ Latinh.
Bạn không chuyên về thiết kế, không biết cách tạo ra những sản phẩm thu hút, xem ngay nguyên tắc phối màu giúp thiết kế của bạn gây ấn tượng mạnh với người xem.
Bước 3: Thực hiện in tem nhãn
Trước khi thực hiện in bạn cần lựa chọn những thành phần cấu tạo tem nhãn:
Chọn vật liệu in: Đối với bất kì cách in tem nhãn nào, đầu tiên chúng ta cần lựa chọn chất liệu in phù hợp nhất:
Giấy Coucher, giấy decal PVC, decal vải, decal xi bạc,…
Lựa chọn cán bóng hay cán mờ: Cán bóng giúp tem nhãn bổ xung thêm một số hiệu ứng, làm cho nhãn sáng bóng. Cán mờ giúp người xem có cảm giác sang trọng, cổ điển và dễ nhìn.
Lựa chọn công nghệ in: In Offset, in lưới hoặc in phun.
Lựa chọn mực in: Bạn cần lựa chọn mực phù hợp với vật liệu in cũng như công nghệ in. Hiện nay trên thị trường có một số loại mực như: Mực resin, mực in mã vạch wax, mực in mã vạch wax resin…
Có 3 phương pháp in bạn có thể sử dụng trong các cách in tem nhãn:
Phương pháp in lưới
Được áp phổ biến cho các đơn vị in tem nhãn số lượng ít. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này chỉ in được từ một đến 2 màu. Vì vậy bạn nên chú ý hình ảnh hoặc chữ trên tem nhãn không được quá nhỏ.
Phương pháp in phun
Đặc điểm của công nghệ in này là file in được truyền trực tiếp từ hệ thống của máy tính điều khiển đến máy in thông qua phần mềm RIP.
Phương pháp in này sử dụng đầu vào là PDF, PS, EPS, TIFF, JPN nhưng thường xuyên được sử dụng nhất là TIFF. Tùy vào kích thước tem nhãn mà file sẽ được xuất ra các độ phân giải khác nhau.
Ưu điểm của phương pháp in này là thời gian in ấn nhanh, có thể in nhiều loại giấy linh hoạt, in ấn trực tiếp, bỏ qua khâu trung gian như chế bản và bình bản.
Phương pháp in Offset
Ưu điểm của công nghệ in này là sẽ mang lại chất lượng hình ảnh tốt, sắc nét, và không bị lem mực. Có thể in trên nhiều bề mặt kể cả bề mặt không bằng phẳng. Bản in có tuổi thọ lâu. Tờ in giống mẫu về màu sắc và các tờ in đều màu trong toàn bộ sản lượng in.
Ngoài những yếu tố trên bạn cũng cần có lựa chọn cách in tem nhãn phù hợp với máy in của đơn vị.
Bước 4: Gia công, đóng gói và dán tem lên sản phẩm
Đây là bước cuối trong công đoạn tự in tem nhãn. Sau khi bạn in tem nhãn sản phẩm xong, bạn sẽ tiến hành cán bóng; gia công cắt hoặc bao góc để tem đẹp và bền hơn. Tuy nhiên các cơ sở tự in tem nhãn thường không có đủ máy móc thực hiện cán bóng; bạn có thể giữ nguyên hoặc mang ra các cơ sở in ấn cán bóng.
Sau khi quá trình in tem nhãn hoàn thiện việc cuối cùng là dán tem nhãn theo đúng quy cách lên sản phẩm.
Các lưu ý trong cách in tem nhãn
Có một số lưu ý khi in tem nhãn cho sản phẩm, đầu tiên bạn cần đặt tên cho sản phẩm, đăng kí bản quyền thương hiệu nếu là sản phẩm nhập từ nước ngoài hoặc đăng kí một nhãn phụ. Ngoài ra bạn cần:
- Đăng kí mã vạch cho sản phẩm tại cục mã vạch Việt Nam mới có thể sử dụng mã vạch truy xuất sản phẩm.
- Có thể in riêng mã số vạch trên decal và dán lên tem nhãn nếu không thể in cùng tem nhãn. Khi in mã vạch cùng tem nhãn độ chính xác không cao, không thể truy xuất nguồn gốc.
- Chi phí tự in tem nhãn cần nhỏ hơn chi phí đi thuê; nếu lớn hơn thì bạn nên thuê các cơ sở in ấn tem nhãn chuyên nghiệp để có thể đưa ra ấn phẩm chất lượng nhất.
Bên trên là cách in tem nhãn tại nhà dành cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, nó sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí giá thành sản phẩm. Nhưng nếu doanh nghiệp bạn cần sử dụng lượng tem nhãn lớn, bạn nên sử dụng các dịch vụ in ngoài để đảm bảo sự nhất quán về chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Từ khóa:
- In tem giấy
- In tem nhãn mác
- Giá in tem nhãn decal
- Giá in tem dán
Nội dung liên quan:
- Top 10 phần mềm cắt ghép ảnh trên máy tính đơn giản dễ sử dụng
- Mã QR code là gì? Hướng dẫn các cách thanh toán bằng mã QR
- Các mẫu hóa đơn bán hàng chuyên nghiệp và thông dụng nhất 2021